We help you manage your assets optimally through Wealthtech application

Our biggest passion is: Bringing professional asset management experience to every user's hands, through the journey of creating the smartest and most useful applications, crystallized from the breakthrough progress of AI technology

waza-logo
AI Financial Butler, accompanying you to create a prosperous future

Big dreams need smart plans. WAZA, breakthrough asset management application from Wise Capital

apple-store-btngoogle-store-btn
Đầu tư
Tài chính

Đồng hồ đầu tư: Chén thánh giúp quản lý tiền bền vững

Nhat Tien-28 tháng 4, 2025

Nói tới quản lý tiền thì phần lớn nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm tới câu chuyện "ngày mai mua con gì, rồi ngày mốt bán con nào", mãi quanh quẫn với lòng tham và sự sợ hãi. Như vậy là đầu tư theo "Trương Phi", hữu dũng vô mưu thành ra khó giữ được tiền bền vững. Nên cái bạn cần học là đầu tư theo "Gia Cát Lượng", điềm tĩnh và nhìn xa trông rộng. Nghe có vẻ to tác, nhưng thật ra đây là những hiểu biết cơ bản và thật sự cần thiết để bạn quản lý tiền và tài sản của mình tối ưu hơn đó. Cùng Mr. Waza tìm hiểu nhe! # Hiểu về GDP và lạm phát Vào tháng 11/2004, ngân hàng Merrill Lynch đã công bố một báo cáo đi vào lịch sử mang tên "Đồng Hồ Đầu Tư", mô tả chi tiết từng chiến lược đầu tư cho mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu và ứng dụng được mô hình này, trước tiên bạn cần nắm được hai khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản đó là: GDP và lạm phát, để mình giải thích đơn giản thế này: Để biết kinh tế liệu có tăng trưởng? Đơn giản là nhìn xem mỗi năm quốc gia này có khả năng sản xuất được nhiều hàng hóa hơn năm trước hay không, đó chính là GDP - Gross Domestic Product. Điều thú vị là lượng hàng hóa này cộng với hàng nhập khẩu cũng chính là những hàng hóa được bán ra cho người dân, chính phủ và doanh nghiệp trong nước, phần còn lại thì mang đi xuất khẩu. Cũng vì vậy mà GDP được tính bằng tổng chi tiêu của người dân, chính phủ, doanh nghiệp và xuất khẩu trừ đi nhập khẩu với công thức mà bạn vẫn thường thấy trong các giáo trình kinh tế học. Việt Nam đã tăng trưởng từ 2000 - 2007, gặp khủng hoảng tài chính từ 2008 - 2009, rồi phục hồi dần tới 2019 thì dính Covid từ 2020 - 2022, và tăng trưởng trở lại cho tới hiện tại. Nếu GDP phản ánh tổng lượng hàng hóa sản xuất, thì lạm phát lại nói lên mức độ tăng giá nói chung của tất cả lượng hàng hóa này qua các năm, được ướt tính thông qua chỉ số CPI. Cho dễ hiểu, cuối tuần bạn đi siêu thị mua những thứ cần thiết bao gồm 5 ký thịt giá 550 nghìn, 10 ký gạo giá 220 nghìn, một thùng nước ngọt giá 330 nghìn thì tổng là 1.1 triệu. Và nếu năm trước mua giống hệt như vậy chỉ tốn có 1 triệu, thì giá cả đã tăng trung bình 10% rồi đó, rỗ hàng hóa tính CPI thực tế phức tạp hơn nhưng ý tưởng vẫn vậy nha. Lạm phát ở Việt Nam đã từng âm từ năm 2000 rồi tăng chóng mặt lên gần 20 - 30% giai đoạn khủng hoảng 2008 - 2009, sau đó hạ nhiệt dần về quanh 3 - 5% như hiện nay. # Đồng hồ đầu tư Nắm được khái niệm GDP và lạm phát là bước khởi đầu để bạn có thể hiểu được mô hình đồng hồ đầu tư, cũng tương tự như trận đồ của Gia Cát Lượng trong việc dùng binh vậy đó. Ý tưởng cốt lõi ở đây là: Kinh tế luôn thay đổi, nhưng có những giai đoạn đặt trưng sẽ lập đi lập lại, và mỗi giai đoạn sẽ có những loại hình đầu tư tăng trưởng vượt trội nhất. Trong đó, một chu kỳ có 4 giai đoạn, bắt đầu từ "Giảm Phát", tới "Phục Hồi", rồi "Tăng Nóng" và kết thúc ở "Đình Lạm", rồi lại tiếp tục với giai đoạn "Giảm Phát" của chu kỳ tiếp theo. Nếu bạn hơi ngợp với 4 cụm từ này thì kiên nhẫn thêm tí nữa há, để mình dẫn chứng cụ thể ở nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nha. Giữa năm 2008, khủng hoảng ập tới làm hoạt động kinh doanh và tiêu dùng bị tê liệt, đưa cả nền kinh tế đi vào giai đoạn "giảm phát" với tăng trưởng GDP và lạm phát suy giảm đồng thời. Tới đầu năm 2009, chính phủ bắt đầu bơm tiền để giải cứu, nền kinh tế bước vào giai đoạn "phục hồi" với tăng trưởng GDP dần cải thiện và lạm phát vẫn tiếp tục giảm trong tầm kiểm soát. Vì bơm tiền hơi lố, từ giữa năm 2009 tăng trưởng GDP thì vẫn duy trì, nhưng cả người dân và doanh nghiệp đều chi tiêu buôn thả làm cho lạm phát nhảy vọt, đây là giai đoạn "tăng nóng". Đến cuối năm 2010, thấy lạm phát sắp tăng phi mã, chính phủ nâng lãi suất rút tiền về, đẩy nền kinh tế đi vào giai đoạn "đình lạm" với tăng trưởng GDP đình trệ đi kèm lạm phát cao. Giờ tạm tóm tắc như sau: "Giảm phát" thì GDP và lạm phát đều giảm, "phục hồi" thì GDP cải thiện, "tăng nóng" thì lạm phát gia tăng, rồi "đình lạm" thì GDP suy giảm, và cứ thế lập lại. Bạn đã nắm được đặc điểm của từng giai đoạn kinh tế rồi đó, vậy câu hỏi quan trọng lúc này là: Ở mỗi giai đoạn chúng ta nên đầu tư vào những loại hình nào là hiệu quả nhất? # Đầu tư gì khi kinh tế phục hồi? Hãy bắt đầu từ cuối năm 2017, khi mà tăng trưởng GDP bắt đầu tạo đỉnh quanh 7.7% và có xu hướng suy giảm đi kèm với áp lực lạm phát giảm dần từ đỉnh 4.7% giữa năm 2018. GDP và lạm phát cùng giảm là đặt trưng của xu hướng "giảm phát", khởi đầu một chu kỳ kinh tế trước khi nó bước qua những giai đoạn phục hồi tiếp theo, vậy chúng ta sẽ đầu tư gì? Câu trả lời nằm ở động thái của ngân hàng nhà nước giảm lãi suất cơ bản từ 6.25% về còn 5% để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mà không sợ tạo ra bong bóng lạm phát quá lớn. Mặt bằng lãi suất giảm, làm chi phí đi vay giảm theo là điều kiện tuyệt vời để các loại tài sản tài chính như trái phiếu hay cổ phiếu được hưởng lợi so với các loại tài sản khác. Tuy nhiên, vì tăng trưởng kinh tế vẫn còn yếu nên lợi nhuận các doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi rõ ràng, điều này làm cho hiệu suất đầu tư trái phiếu lại có phần vượt trội hơn cổ phiếu. Covid ập tới vào đầu năm 2020, kinh tế giảm sốc buộc chính phủ phải tiếp tục giảm lãi suất cơ bản về còn 4% để giải cứu, kinh tế đã tạo đáy và "phục hồi" từ giữa năm 2020. Kể từ đây, tăng trưởng GDP cải thiện dần từ 0.4% lên 4.3% trong khi lạm phát vẫn tiếp tục suy giảm về dưới 1%, đây là hình mẫu điển hình cho giai đoạn "phục hồi". Với lãi suất thấp cộng với sự gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp, đây là giai đoạn cổ phiếu sẽ hưởng lợi và có lợi suất cao vượt trội hơn so với các loại tài sản còn lại. Nếu bạn thích cổ phiếu, thì những nhóm ngành như tài chính, bán lẻ tiêu dùng và công nghệ viễn thông lại tăng giá tốt hơn trong giai đoạn chuyển giao từ "giảm phát" sang "phục hồi" như thế. Đó là chiến lược phân bổ tài sản cũng như xây dựng danh mục cổ phiếu trong những ngày nắng đẹp, vậy khi những ngày mưa kéo tới, chúng ta sẽ thay đổi chiến lược như thế nào? # Đầu tư gì khi kinh tế suy yếu? Vì theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ với lãi suất cơ bản thấp ở mức 4% trong thời gian dài, nên kinh tế phục hồi nhanh chóng cho tới giữa năm 2022 với tăng trưởng GDP đạt 7.8%. Nhưng cộng với hậu quả đứt gãy hoạt động giao thương toàn cầu do dịch Covid, nhu cầu gia tăng nhanh chóng mà hàng hóa lại khan khiếm làm cho bong bóng lạm phát bắt đầu to dần trở lại. GDP vẫn duy trì tăng trưởng nhưng lạm phát lại đảo chiều gia tăng chính là tính hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi vào giai đoạn "tăng nóng", vậy chúng ta nên đầu tư thế nào? Ở giai đoạn này các loại chi phí đầu vào của doanh nghiệp như tiền lương hay nguyên vật liệu sẽ tăng theo lạm phát, từ đó làm bào mòn lợi nhuận và ảnh hưởng luôn tới giá cổ phiếu. Vì vậy mà những loại hàng hóa như vàng, bạc lại được hưởng lợi vì là nơi trú ẩn an toàn và giúp nhà đầu tư duy trì tài sản ổn định hơn so với cổ phiếu hay trái phiếu. Tuy nhiên cũng vì yếu tố tăng giá của hàng hóa, nên những cổ phiếu kinh doanh nhôm thép, hay dầu khí lại được hưởng lợi và giá cổ phiếu cũng có phần vượt trội hơn những ngành còn lại. Tới giai đoạn này, ngân hàng nhà nước buộc phải can thiệp và thắc chặc tiền tệ bằng cách nâng lãi suất cơ bản từ 4% lên trở lại 6% tính đến cuối năm 2022 để kiểm soát lạm phát. Điều này làm chi phí vay vốn kinh doanh và tiêu dùng tăng lên, từ đó làm tăng trưởng kinh tế suy giảm về còn 3.4%, nhưng lạm phát vẫn tiếp tục tăng lên 4.9% tính tới đầu năm 2023. Tăng trưởng GDP suy giảm nhưng lạm phát vẫn cao là đặt trưng của giai đoạn "đình lạm", khi mà tiền gửi với mặt bằng lãi suất tăng cao có thể đạt tới gần 10%/năm trở thành tài sản vua. Mặt dù hơi yếu kém, nhưng vẫn có những cổ phiếu thuộc nhóm ngành phòng thủ như điện nước hay dượt phẩm vẫn có thể tạo ra lợi suất ổn định cho nhà đầu tư ưa thích tài sản này # Cái kết Sau cùng mình mong rằng câu chuyện của nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm không chỉ cho bạn cái nhìn rộng hơn về những thay đổi có thể tác động tới cuộc sống. Mà còn là những chiến lược tối ưu nhất, giúp bạn bảo vệ túi tiền của mình thông qua việc dịch chuyển tài sản giữa các loại tài sản khác nhau cũng như những nhóm ngành cổ phiếu đa dạng. Nếu bạn thấy kiến thức về mô hình "đồng hồ đầu tư" hữu ích với bạn bè của mình, thì đừng quên thích, bình luận và chia sẻ cho họ nhé, xin chào và hẹn gặp lại!

Connect with Us

We are always ready to serve, cooperate and connect with individuals and organizations that share the same vision and mission with Wise Capital. Don't hesitate to contact us to create new opportunities and values together!