4 cách kiếm tiền từ cổ phiếu
Tính tới đầu năm 2025, số lượng tài khoản chứng khoán ở Việt Nam đã đạt con số gần 10 triệu, tương đương 10% dân số Việt Nam rồi đó. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của loại hình đầu tư này đang ngày một nóng dần bởi tiềm năng to lớn của nó, nhưng đây lại là một trong những kênh đầu tư rủi ro nhất. Vậy bạn đã hiểu hết những rủi ro, cũng như các phương pháp để tận dụng được tối đa tìm năng của loại tài sản này chưa? Giờ cùng Mr. Waza tìm hiểu sâu hơn nhe!
Giao dịch theo tin tức
Nếu bạn không phải là dân kinh tế - tài chính, thì khả năng cao bắt đầu đầu tư chứng khoán, bạn sẽ rất dễ đi theo trường phái đầu tiên, mang tên: "Giao dịch theo tin tức". Mà hoạt động chủ yếu của bạn sẽ là xem TV, đọc báo, theo dõi các room chứng khoán, nghe ngóng từ môi giới và bạn bè rồi đưa ra quyết định đầu tư
Lợi thế lớn nhất của loại hình này đó là dễ thực hiện, vì những loại thông tin nói trên đều tràng ngập trên internet và các mạng xã hội, mà ai cũng có thể tìm ra được. Và cũng chính điều này đã làm cho trường phái giao dịch theo tin tức trở thành loại hình đẩu tư kém hiệu quả nhất. Để mình nói cho bạn nghe vì sao nhe.
Đầu tiên, bạn sẽ luôn đi sau những người trong nội bộ doanh nghiệp, ví dụ như Vingroup thông báo sẽ triển khai đại dự án Vinhome Grand Park, mang về hàng ngàn tỷ lợi nhuận trong vài năm tới. Trước khi tin này lên báo, thì lãnh đạo cấp cao hoặc người thân cận của họ đã biết và mua cổ phiếu VIC rất lâu trước đó rồi, chỉ chờ "tin ra là bán" thôi chứ mua gì nữa.
Thêm nữa, bạn rất dễ vướn vào tâm lý bầy đàn và có quyết định sai lầm, ví dụ như ngày 10/2/2025 trên mạng đã tràn lan thông tin ông Trump sẽ đánh thuế nhập khẩu thép vào Mỹ. Lúc đó các room chứng khoán nháo nhào hô bán những cổ phiếu ngành thép như HPG chẵng hạn, bạn đọc xong hoản quá cũng nhảy theo bán, nhưng hôm sau HPG lại tăng giá thế là mất hàng.
Bạn thấy đó, tin tức là cực kỳ giá trị, nhưng nó chỉ có giá trị cho những người biết đến đầu tiên, và hành động mua bán của họ đã làm cho thông tin được phản ánh vào giá. Nói cách khác, thông tin mà đã phản ánh vào giá thì không còn giá trị đưa ra quyết định nữa. Đó cũng là lý do mà nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn chọn trường phái tiếp theo.
Phân tích kỹ thuật
Phương pháp này gọi tắc là TA hay Technical Analysis, được nhiều người biết đến là trường phái đầu tư theo phân tích kỹ thuật với những cái tên nỗi tiếng như Jesse Livermore hay John Murphy. Nếu giao dịch theo TA, bạn sẽ không bận tâm nhiều tới tin tức hằng ngày như loại hình đầu tiên vì giả định mọi thông tin đã được phản ánh vào biến động của giá cổ phiếu rồi.
Nghĩa là, chỉ cần quan sát xu hướng giá cổ phiếu tăng hay giảm, hoặc xem giá có đang hình thành một mẫu hình nào đó không sẽ giúp dự báo hiệu quả hơn xu hướng giá trong tương lai. Điểm mạnh của TA so với "giao dịch theo tin tức" nằm ở chỗ, bằng cách áp dụng các điều kiện về giá, bạn sẽ loại bỏ được thói quen mua bán theo cảm tính hoặc tâm lý bầy đàn.
Lấy ví dụ một công cụ thông dụng nhất trong TA là đường trung bình động MA, nếu giá từ dưới cắt lên trên đường MA này thì sẽ cho tính hiệu mua và ngược lại, rất rõ ràng. Có hàng trăm công cụ tương tự như đường MA nói trên, được gọi là các chỉ báo kỹ thuật và chúng có thể được dùng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để đưa ra quyết định mua bán.
Chính vì đặt tính cho tín hiệu mua bán rõ ràng và dễ hiểu như vậy, nên phương pháp TA phù hợp hơn với những người thích giao dịch cổ phiếu thường xuyên trong ngắn hạn. Tuy nhiên về bản chất, bộ môn TA vẫn là xác suất thống kê mà thôi, vì khi giá thỏa mãn một điều kiện nào đó thì cũng không hẳn 100% sẽ đi theo xu hướng được dự báo đâu. Bên cạnh đó, vì những thông tin tài chính về tình hình kinh doanh của công cty cũng được xem là đã phản ánh vào giá, nên người dùng TA cũng không bận tâm đến những loại thông tin này. Do đó họ sẽ dễ bị bỏ lỡ những cơ hội tăng giá dài hạn theo sự tăng trưởng giá trị của doanh nghiệp, cái mà chỉ có phương pháp thứ ba mới giúp nhà đầu tư nhìn ra được.
Phân tích cơ bản
Phương pháp này được gọi là Fundamental Analysis, viết tắc là FA hay còn gọi là đầu tư theo phân tích cơ bản với những huyền thoại như Warren Buffett, Peter Lynch hay Philip Fisher. Nếu giao dịch theo TA chủ yếu đưa ra quyết định dựa trên thông tin xu hướng giá cổ phiếu, thì với FA quyết định mua bán sẽ dựa trên các số liệu tài chính của doanh nghiệp.
Vì giả định nền tảng của trường phái FA đó là: Về dài hạn giá cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp, nên cái cốt lõi là phải hiểu được giá trị này.
Giá trị thực của doanh nghiệp có thể ướt tính qua tăng trưởng doanh thu và khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty thông qua "báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh".
Ngoài ra chúng ta còn có thể tính toán con số này dựa trên giá trị tài sản ròng, nghĩa là tổng tài sản trừ đi nợ, với số liệu có được trên "bảng cân đối kế toán".
Rồi phức tạp hơn thì có thể tính toán giá trị thực dựa trên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong tương lai trong "báo cáo lưu chuyển tiền tệ"
Bạn thấy đó, phương pháp này phức tạp hơn 2 cái đầu tiên khá nhiều, tuy nhiên bạn lại có thể hiểu sâu hơn về tình hình kinh doanh và giá trị thực của cổ phiếu mà bạn mua. Và cũng chính hiểu biết này sẽ cho bạn sự tự tin để có thể nắm giữ một cổ phiếu dài hạn hơn và vững vàng hơn trước những biến động giá trong ngắn hạn
Nói đi cũng phải nói lại, điểm yếu của FA đó là phải đợi tới 1 quý bạn mới có số liệu kết quả kinh doanh mới để đánh giá tình hình và đưa ra quyết định tiếp theo Vì sự chậm trễ này nên khi có rủi ro kinh doanh xảy ra bạn sẽ bị phản ứng trễ nhịp, và đây cũng là điều mà trường phái sau cùng có thể giúp bạn khắc phục được điều đó.
Đầu tư theo chu kỳ kinh tế
Trong giới tài chính hay gọi trường phái này là đầu tư theo chu kỳ kinh tế, hay đầu tư theo các biến số vĩ mô với những nhà đầu tư kỳ cựu như Ray Dalio hay George Soros. Nhà đầu tư theo vĩ mô vẫn ý thức được rủi ro kinh doanh của từng doanh nghiệp đơn lẻ theo FA, nhưng việc nắm một số lượng lớn cổ phiếu có thể làm triệt tiêu được rủi ro này.
Ví dụ trong quý này, danh mục đầu tư có cổ phiếu A giảm giá vì lợi nhuận giảm, nhưng sẽ có cổ phiếu B tăng bù lại vì lợi nhuận tăng trưởng tốt. Sự tăng giảm của từng cổ phiếu trong ngắn hạn không quan trọng, miễn là giá trị cả danh mục tăng trưởng đều đi theo sự tăng trưởng của nền kinh tế và tạo ra lợi nhuận trong dài hạn. Điều này hàm ý, nhà đầu tư theo chu kỳ cần phải có hiểu biết sâu sắc về kinh tế vĩ mô cũng như các chu kỳ kinh tế khác nhau để có chiến lược phân bổ cho phù hợp.
Ví dụ như với mô hình "Đồng hồ đầu tư", bạn nên nắm nhiều cổ phiếu tài chính lúc kinh tế phục hồi, nhưng khi tăng trưởng nóng thì lại cần chuyển sang những cổ phiếu sản xuất công nghiệp. Rồi lúc kinh tế đình trệ thì lại nên nắm cổ phiếu tiện ích như điện nước, và lúc rơi vào suy thoái thì cần đẩy mạnh mua nhóm dượt phẩm, và chu kỳ cứ thế lặp lại.
Nếu so về thời gian đầu tư thì đây là trường phái cần tầm nhìn dài hạn nhất, theo sau là FA, rồi tới TA và sau cùng là mua bán theo tin tức. Cũng chính vì vậy mà trường phái này đòi hỏi một sự kiên nhẫn rất lớn đi cùng với một hiểu biết sâu rộng hơn tất cả những trưởng phái còn lại. Và đây cũng là điểm làm cho trường phái này khó phù hợp với phần lớn nhà đầu tư cá nhân vì cần sự trường vốn, chứ không thể rút tiền ra vào tài khoản thường xuyên được.
Cái kết
Bạn thấy đó, mỗi trường phái đều có cả điểm mạnh và điểm yếu, cái bạn cần là chọn ra một loại hình phù hợp với cơ địa của bản thân, vậy nếu tìm không ra thì sao? Thì chỉ có cách là đi tìm chuyên gia ở các quỹ đầu tư để giúp bạn giao dịch thôi chứ sao, có dịp minh sẽ chia sẻ sâu hơn về chủ đề này há.
Sau cùng nếu bạn thấy kiến thức này hữu ích thì hãy để lại bình luận, thích và chia sẻ với bạn bè của mình nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!