Ảo mộng về "tự do tài chính"
"Tự do tài chính", cụm từ mà ai cũng thấy nhan nhãn trên báo chí và các mạng xã hội. Đặt biệt là trong các lớp dạy làm giàu kiểu như “Trở thành triệu phú ngay cả khi đang ngủ”, “Kiếm trăm triệu đồng dễ như trở bàn tay”, hay là “Đánh thức giấc mơ triệu đô của bạn”… Liệu chúng ta có đang đeo đuổi theo một giấc mơ "tự do tài chính" phù phiếm hay không? Cùng Mr. Waza trả lời câu hỏi này nhé!
Nguồn gốc của "tự do tài chính"
Trước tiên phải đặt câu hỏi: Cụm từ "tự do tài chính" từ đâu mà ra? Nếu thử tìm keyword "nguồn gốc của khái niệm tự do tài chính" trên google thì phần lớn kết quả bạn thấy được chỉ nói về "những cách để đạt được tự do tài chính" thôi. Kiểu như chúng ta chỉ nghe ai đó nói về sự hào nhoáng của cụm tự này rồi răm rắp làm theo, chứ hiếm khi tự đặt câu hỏi về bản chất của nó. Giờ thử tìm cụm từ "who invented the financial freedom term", bạn sẽ thấy được những manh mối đầu tiên về cha đẻ của cụm từ này.
Đó chính là Grant Sabatier, tác giả của quyển sách nỗi tiếng "Financial freedom", ông cũng là người ủng hộ nhiệt thành cho phong trào nghỉ hưu sớm FIRE mà chúng ta sẽ nói tới ở phần sau. Sinh ra tại Mỹ, Sabatier gặp rất nhiều khó khăn tài chính khi còn trẻ và đến năm 24 tuổi thì ông vẫn phải sống cùng bố mẹ với vỏn vẹn hơn 2 USD trong tài khoản, nghe thảm há! Nhưng nhờ sự quyết tâm áp dụng chiến lược tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh kỹ thuật số. Sau hơn 5 năm, ở tuổi 30, ông đã tích lũy hơn 1,25 triệu USD và đạt tự do tài chính.
Câu chuyện của ông đã thu hút sự chú ý rộng rãi, từ đó dẫn đến sự ra đời của cuốn sách Financial Freedom có nói trước đó. Nghe xong thì ai cũng có cảm hứng muốn làm giàu ngay và luôn đúng không, nhưng liệu đây có phải là phương pháp phù hợp cho tất cả mọi người không? Giờ hãy cùng Mr. Waza đi tiếp để xem cách làm giàu của Sabatier thông qua phong trào FIRE là như thế nào nhé.
Phong trào FIRE
Phong trào FIRE, viết tắc của cụm từ "Financial Independence Retire Early" tạm dịch là "Độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm", được khởi sướn bởi Vicki Robin và Joe Dominguez vào năm 1992. Và trong một giai đoạn kinh tế bấp bênh như hiện nay, phong trào nghỉ hưu sớm này vô tình lại thành một lối thoát đầy hứa hẹn cho nhiều bạn trẻ muốn đi tìm sự "chữa lành". Nói ngắn gọn, phong trào FIRE có 4 điểm chính:
(1) Lối sống tối giản, phải giảm thiểu tiêu dùng, tập trung vào những gì thực sự quan trọng để tiết kiệm được từ 50% - 70% thu nhập
(2) Có kế hoạch tài chính cụ thể và chi tiết lộ trình từ hiện tại cho tới khi đạt được mục tiêu độc lập tài chính
(3) Đầu tư thông minh vào tài sản sinh lời như cổ phiếu và bất động sản để có được thu nhập thụ động, không đi làm nhưng vẫn có tiền đề sống
(4) Thay đổi cách nhìn về công việc và cuộc sống để tìm kiếm niềm đam mê và ý nghĩa thay vì chỉ phải làm vì tiền
Giờ bạn dừng video lại một chút để suy nghĩ xem, bản thân đã làm được điều nào trong 4 ý trên rồi? Nếu câu trả lời là một hoặc chưa làm được điều nào cả, thì cũng không có gì phải hoang mang đâu, vì phần lớn cũng chả ai làm được như vậy. Nói tới đây chúng ta có nên kết luận: "Độc lập tài chính" hay "tự do tài chính" có phải là những khái niệm hảo huyền và không dành cho số đông hay không?
Mặt trái của "tự do tài chính"
Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Vậy tiết kiệm bao nhiêu % trên tổng thu nhập là hợp lý nhất? Lời khuyên về con số này rất đa dạng, ví dụ: Nguyên tắc 50/30/20 hay quy tắc 6 chiếc lọ, thì khuyến khích tiết kiệm 20%, còn quy tắc "Golden rule of saving" thì chỉ quanh 15%. Nhưng chung quy, hầu hết những phương pháp kiểu này cũng chỉ quanh quẫn con số 15 - 20% thông thường trong khả năng có thể làm được.
Vì vậy mà chúng chỉ giúp cân bằng tài chính chứ không đạt được "tự do tài chính và nghỉ hưu sớm" như phong trào FIRE với tỷ lệ tiết kiệm yêu cầu lên tận 50% - 70%. Và để đạt được một con số cao như vậy cho sự "tự do tài chính" bạn phải chấp nhận trả một cái giá rất đắt, đó là gì?
(1) Áp lực tiết kiệm cực đoạn có thể khiến bạn phải bỏ qua nhiều trải nghiệm thú vị ở hiện tại như du lịch với gia đình và kết nối bạn bè, đồng nghiệp
(2) Khái niệm "tự do tài chính" dễ gây hiểu nhầm là không cần làm việc hay từ bỏ hoàn toàn công việc để hưởng thụ cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai làm trong sự nghiệp. Xu hướng "chữa lành", "về quê nuối cá và trông thêm rau" hiện nay của các bạn trẻ là mặt trái của tư duy này đó
(3) Vì bám vào một kế hoạch cố định quá chi tiết và cụ thể, nên sẽ rất dễ bị sốc và vỡ kế hoạch khi đau ốm, tai nạn hay suy thoái kinh tế ập đến bất ngờ
Bạn thấy đó, giấc mơ "tự do tài chính" nói thì dễ, làm thì gần như ít ai đạt được. Vậy đâu là đích đến hợp lý hơn trong hành trình tài chính của bạn?
Kỹ năng "thích nghi tài chính"
Thế giới ngày nay rất là bất ổn, khí hậu thì thay đổi thất thường, xung đột địa chính trị theo thang, kinh tế thì trồi sụt, rồi AI có thể thay thế chúng ta bất cứ lúc nào. Sống trong kỷ nguyên như vậy, một kế hoạch tài chính chi tiết và cố định là vức đi, vì vừa mất thời gian dự báo và tính toán nhưng lại rất dễ bị sai.
"Tự do tài chính" lúc này không phải là thấy sóng lớn thì đi tìm một hoan đảo yên bình nào đó để trốn, mà là phải biết lướt trên những con sóng này một cách uyển chuyển. Mình gọi đó là kỹ năng "thích nghi tài chính", vậy cụ thể là như thế nào?
(1) Bạn cần chấp nhận 1 sự thật, "tự do tài chính" là một khái niệm không thực tế cho số đông, càng theo đuổi càng dễ bị mất câng bằng và sinh ra ảo tưởng
(2) Hãy có một lối sống linh hoạt, thu nhập lúc cao thì sống thoải mái một tí, mà suy giảm thì chi tiêu cẩn trọng hơn chứ không phải lúc nào cũng tằng tiện
(3) Tối ưu hóa thu nhập bằng cách tập trung làm những gì bạn giỏi nhất và có giá trị cho xã hội, chứ đừng bị lang mang quá nhiều công việc tai ngang thành ra dở
(4) Bạn phải có kế hoạch tài chính, nhưng là một kế hoạch tài chính "động", thế giới có thay đổi gì thì kế hoạch sẽ được điều chỉnh theo trong tích tắc. Bạn có thể làm điều này một cách dễ dàng thông qua các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân với công nghệ AI như app WAZA chẳng hạn
(5) Đừng tự đi đầu tư, hiểu biết của bạn là có hạn, đừng cố gắng biến bản thân thành một chuyên gia, mà hãy tìm tới những bên tư vấn đáng tin cậy để gia tăng tài sản
Cái kết
Vậy đó, nếu bạn vẫn đang đeo bám theo giấc mơ "tự do tài chính" một cách lạc lối thì mình mong rằng video này sẽ mở ra cho bạn thêm 1 cánh cửa thứ hai. Và nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về trường phái "thích nghi tài chính" này hãy để lại bình luận cho mình biết nhé. Sau cùng, bạn đừng quên thích, đăng ký và chia sẻ video này cho bạn bè nếu thấy thông điệp này hữu ích cho họ. Xin chào và hẹn gặp lại!