3 con số nói lên mức độ giàu có THỰC SỰ của bạn
Nói tới giàu có thì chắc bạn chỉ nghĩ tới người có nhiều tiền thôi đúng không? Nói vậy thì có lẻ các nhà sư là những người nghèo nhất xã hội rồi vì họ đã buôn bỏ tất cả. Nhưng cái lạ ở đây là họ lại an yên, ung dung tự tại và hạnh phúc hơn rất nhiều, điều mà phần lớn những người có tiền như bạn cũng phải ao ướt đó.
Vậy liệu số tiền và tài sản của bạn có quyết định mức độ giàu có thực sự của bản thân hay không? Cùng Mr. Waza đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhe!
Tỷ lệ dư: Thu nhập cao có phải là giàu?
Để hiểu con số đầu tiên nói lên sự giàu có thực sự của bạn, hãy tưởng tượng bạn đang ở trong hoàng cảnh sau đây:
Bạn là một giám đốc kinh doanh, lương tháng tận 50 triệu, nói tới số này ở Việt Nam thì ai cũng phải trầm trồ và ganh tị, và dĩ nhiên bạn được xem là người giàu có rồi đó. Nhưng sau sự hào nhoáng này, họ đâu biết bạn phải chi gần 45 triệu một tháng để thuê chung cư cao cấp, đi du lịch nước ngoài, tiệc tùng bar pub, sắm sửa quần áo, túi sách sang trọng.
Nhìn qua người bạn, lương tháng có 15 triệu thôi, nhưng thuê nhà cơ bản, ăn uống giản đơn nên chỉ tốn có 10 triệu, nghĩa là cũng dư 5 triệu như bạn nhưng cuộc sống lại rất thoải mái.
Nếu so ra thì cả hai đều dư 5 triệu, nhưng với thói quen chi tiêu buôn thả của bạn thì chỉ cần bất ngờ tăng thêm 10% là 4,5 triệu, thì xem như tháng đó chỉ còn dư 500k. Trong khi đó, vì có thói quen chi tiêu tối giản nên khi chi phí đột nhiên tăng thêm 10%, anh bạn kia chỉ tốn thêm có 1 triệu, nghĩa là mỗi tháng vẫn còn dư 4 triệu ngon lành. Rõ ràng người dư ra 5 triệu trên tổng thu nhập 15 triệu sẽ có cuộc sống thư thả hơn rất nhiều so với người có cùng số dư này trên tổng thu nhập lên tận 50 triệu đúng không?
Thu nhập của bạn lớn hơn gấp 3 lần so với anh kia, nhưng tỷ lệ dư 5 tr trên 50 triệu là 10% thì vẫn không là gì so với 33% của 5 triệu trên 15 triệu à. Người Việt tiết kiệm trung bình quanh 30 - 33%, nhưng sau đại dịch, chúng ta trở nên thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu, và con số này đã tăng lên hơn 37% tính đến cuối năm 2024. Giờ dừng lại và tính thử tỷ lệ dư của bạn xem, nếu nó lớn hơn mặt bằng chung quanh 30% thì xin chúc mừng, bạn có thể được xem là một người giàu đích thực rồi đó!
Tỷ lệ nợ: Tài sản nhiều có phải là sang?
Giờ cùng khám phá con số thứ hai nói lên sự giàu có thực sự của bạn nhé, lại cùng tưởng tượng bạn đang ở trong hoàng cảnh sau: Bạn có vợ đẹp con ngoan, sở hữu một căn biệt thự 10 tỷ cùng con Mercedes 3 tỷ, tính tổng tài sản sơ sơ 13 tỷ như vậy thôi thì chắc không ai dám nói bạn nghèo đâu. Nhưng mà hỏi ra thì mới biết, căn nhà 10 tỷ nhưng trong đó vay ngân hàng hết 3 tỷ, rồi vay gia đình 2 bên nội ngoại thêm 2 tỷ nữa thì tổng cộng là nợ 5 tỷ.
Tính riêng vay ngân hàng 3 tỷ thôi, trả đều trong 20 năm với lãi suất 10%/năm, thì đoạn đầu mỗi năm cũng phải trả sơ sơ gần 40 triệu / tháng rồi, nghe là thấy áp lực rồi há? Còn chiếc xe thì sao? Mua 3 tỷ thì trong đó đã vay 1 tỷ, làm phép toán tương tự như vay mua nhà nhưng phải trả trong 5 năm thì đoạn đầu mỗi tháng đã phải trả 25 triệu. Vậy là để sở hữu được khối tài sản 13 tỷ bề thế như trên thì mỗi tháng bạn đã phải gánh một khoản trả nợ hơn 60 triệu, vài năm sau thì có thể còn 30 - 40 triệu. Cuộo sống bình thường thu nhập cao thì mọi thứ vẫn ổn, nhưng suy thoái kinh tế xảy ra, thu nhập bạn suy giảm thì những khoản nợ này sẽ thành một gánh nặng khủng khiếp lên gia đình bạn.
Nếu vậy thì cuộc sống có thoải mái hơn không nếu bạn chỉ mua một căn chung cư cao cấp 7 tỷ và chiếc xe 2 tỷ thôi, để không phải gánh bất cứ khoản vay nào từ ngân hàng? Một cuộc sống xa hoa nhưng tỷ lệ nợ cao gần 50% như gia đình bạn thì có thực sự thoải mái so với trường hợp không vay ngân hàng với tỷ lệ nợ chỉ khoản 20% không?
Vậy đó, tài sản nhiều chưa chắc đã sướng đâu, giờ tính xem tỷ lệ nợ bằng tổng nợ chia tổng tài sản của bạn là bao nhiêu há, nếu dưới 30% thì bạn thực sự giàu có rồi đó!
Tỷ lệ đầu tư: Tài sản ít có phải là nghèo?
Tới con số thứ ba cho biết bạn có thực sự giàu có không nè, giờ hãy nhìn qua anh hàng xóm nhà đối diện của bạn nhe. Anh này ở nhà cấp 4 thôi, tiền xây dựng tổng cộng chỉ quanh 2 tỷ, đi con xe máy air blade giá chưa tới 50 triệu, ăn mặt thì đơn giản, thậm chí nhiều lúc có vẻ xoàng xĩnh.
So với căn biệt thự 10 tỷ và con xe 3 tỷ của bạn thì ảnh lép vế, vì những tài sản hữu hình thường bị lầm tưởng với sự giàu có, nhưng bản chất chúng lại là tiêu sản Trong quyển "Cha giàu - Cha nghèo" của Robert Kiyosaki có nói rất rõ về các loại tiêu sản này, giá trị của chúng không chỉ hao mòn theo thời gian, mà lại tốn kém để bảo trì bảo dưỡng.
Trở lại với anh hàng xóm, hỏi ra thì mới biết ảnh cũng có 2 tỷ gửi ngân hàng giống như bạn luôn, ngoài ra cả hai cũng không đủ gan để đầu tư vào những loại hình nào khác. Nếu lãi suất là 5% thì 2 tỷ sẽ đẻ ra 100 triệu tiền lời hằng năm, tương đương với việc tạo ra thu nhập thụ động hơn 8 triệu mỗi tháng rồi đó. Nhưng vì tiêu sản của ảnh khá khiêm tốn, nên mỗi tháng tiền tu bỗ tính cả chi phí vận hành như điện, nước, tiền xăng cũng chưa tới 1 triệu, nghĩa là ảnh còn dư hơn 7 triệu.
Còn căn biệt thự với chiếc ô tô của bạn nếu tính cho các chi phí tương tự, thì mỗi tháng có thể ngốn tới 3-4 triệu là chuyện bình thường, nghĩa là bạn chỉ còn dư hơn 4 triệu. Bạn thấy đó, tiêu sản quá nhiều sẽ làm cho tỷ lệ đầu tư bằng tài sản đầu tư chia cho tổng tài sản của bạn giảm đi, ảnh hưởng luôn đến khả năng tích lũy dài hạn của bạn.
Tỷ lệ đầu tư của bạn có 13%, trong khi của ảnh tới 50% là bạn hiểu rồi đó, vậy tỷ lệ đầu tư thực tế của bạn đang là bao nhiêu? Nếu trên 30% thì bạn giàu rồi đó!
Bức tranh tài chính ghép lại từ 3 con số
Giờ hãy cùng nhìn lại bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cá nhân của bạn với ba con số quan trọng nhất là: Tỷ lệ dư, tỷ lệ nợ và tỷ lệ đầu tư nha.
Bài học đầu tiên có thể rút ra đó là: Sự giàu có đúng nghĩa không nằm ở số tiền hay giá trị tài sản tuyệt đối bạn sở hữu, mà lại là ở 3 con số tương đối kia Thu nhập có cao bao nhiêu mà không biết kiểm soát thói quen chi tiêu để tỷ lệ dư quá thấp, thì cũng sẽ dễ gặp áp lực tài chính vì phải chi trả cho những việc đột xuất.
Tài sản có hào nhoáng bao nhiêu nhưng phần lớn có được từ tiền đi vay làm cho tỷ lệ nợ quá cao, thì gánh nặng trả nợ sẽ rất lớn, đặt biệt khi suy thoái kinh tế xảy ra.
Tiền có nhiều cở nào mà chỉ để tích góp mua tiêu sản thì tỷ lệ đầu tư sẽ rất thấp, điều này sẽ bào mòn khả năng tạo ra dòng tiền đầu tư để tích lũy trong dài hạn,
Bài học thứ hai để bạn có thể đánh giá tình trạng tài chính ngay bây giờ: Là so sánh 3 tỷ lệ nói trên với con số 30%, để biết bản thân có đang đi đúng hướng hay không. Một trạng thái tài chính cân bằng sẽ có tỷ lệ dư và tỷ lệ đầu tư trên 30%, đi cùng với tỷ lệ nợ nằm dưới con số này, nhưng phải chú ý ở bài học thứ ba nè.
Việc cố gắng đẩy tỷ lệ dư hoặc tỷ lệ đầu tư lên quá cao nhưng lại phải hy sinh quá nhiều sự thoải mái và tiện lợi trong cuộc sống cũng không hẳng là tốt. Ngược lại, tránh né việc dùng nợ để giữ tỷ lệ nợ thấp, mà làm mất đi cơ hội mua được tài sản cần thiết cho cuộc sống, hoặc bỏ lở cơ hội đầu tư cũng không hề hợp lý.
Nói chung trước khi có những phân tích sâu hơn cho trạng thái tài chính của riêng bạn, việc giữ các tỷ lệ quanh 30% là dễ nhớ, dễ thực hiện và câng bằng nhất rồi đó.
Cái kết
Vào tháng 4/2013, tờ báo nỗi tiếng The Economist đã đăng một bài viết làm thay đổi hoàn toàn góc nhìn của chúng ta về mối quan hệ giữa thu nhập hàng năm và mức độ hạnh phúc. Biểu đồ này cho thấy, tiền cũng mang lại hạnh phúc đó, nhưng tiền càng nhiều thì mức độ hạnh phúc mang lại sẽ ít dần, vì rõ ràng tiền không phải là cội nguồn sau cùng của hạnh phúc.
Bạn có nghĩ vậy không? Hãy để lại góc nhìn thông qua việc bình luận, sau cùng đừng quên thích và chia sẻ với bạn bè của mình nếu thấy hữu ích nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!