FOMO - Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội | 3 | Quản lý tiền
Từ thời xa xưa, con người đã biết sợ đau, sợ bóng tối, sợ chết, nhờ sợ mà chúng ta có thể sinh tồn và phát triển được. Thế nhưng ở thời hiện đại lại có thêm một nỗi sợ nghe rất lạ, đó là: FOMO - Sợ bỏ lỡ cơ hội. Điều trớ trêu là chính nỗi sợ này lại có thể giết chết chúng ta đó. Đây là Waza - Quản gia tài chính của bạn!
FOMO là gì?
FOMO là viết tắc của cụm từ "Fear of missing out', có nghĩa là nỗi sợ sẽ bị bỏ lỡ một điều gì đó. Ngược đời ở chỗ, nếu một nỗi sợ thông thường như sợ độ cao sẽ làm chúng ta né tránh những nơi quá cao là nguồn gốc của nỗi sợ. Thì FOMO lại khiến chúng ta chạy theo hành động của đám đông vì không muốn bỏ lỡ lợi ích mà họ có được. Thấy bạn bè đổ xô mua vàng trong khi giá vàng tăng vùn vụt thì thấy tiếc, rồi cuối cùng cũng nhảy theo mua. Thấy người thân kéo nhau mua đất vùng ven có lời, chần chừ mãi khó chịu quá rồi cũng phải hùng vào mua một ít. Thông thường quyết định đầu tư bốc đồng và không dựa trên phân tích kỹ lưỡng như vậy thì phần thua gần như chắc chắn. Vậy làm cách nào để biết bạn có đang vướn vào tâm lý này không?
Làm sao biết đang bị FOMO?
Muốn trị bệnh FOMO triệt để thì trước hết phải nhận thức được bản thân đang có những triệu chứng sao đây. Một, thích đầu tư theo tin đồn, nghe có đội lái sắp đẩy giá cổ phiếu lên thì lòng tham trỗi dậy rồi nhảy vào mua theo. Hai, mua bán liên tục, thấy giá vàng tăng thì kéo theo mua, thấy giảm thì hoảng quá bán vội và cứ thế không dừng lại được. Ba, mua đỉnh bán đáy, thấy người khác mua đất thì chần chừ mãi, tới khi mua theo thì ở đỉnh, rồi phải cắt lỗ khi giá giảm mạnh. Bốn, không có chiến lược dài hạn, mà chỉ chạy theo lợi nhuận ngắn hạn trong vài ngày tới vài tháng. Năm, thường xuyên so sánh với người khác, rồi chỉ đeo bám theo thành công của họ trong tuyệt vọng, thay vì có lối đi riêng. Bạn đang mắc phải triệu chứng nào? Hãy thành thật với bản thân thì mới bắt đầu trị được bệnh FOMO nha.
Trị bệnh FOMO thế nào?
Cách đầu tiên trị bệnh FOMO là "nhận diện cảm xúc", hãy để ý lúc nghe người khác khoe lời và bạn cảm thấy nôn nao, "muốn nhảy vào". Mỗi lần như vậy, đừng hành động gì cả, chỉ ngồi yên và suy nghĩ về cảm giác bồn chồn khó chịu này, bạn đang FOMO đó. Luyện tập đủ nhiều, bạn sẽ bình tĩnh hơn trước những cám dỗ khi thấy đám đông đang chạy theo một cơ hội nào đó. Tiếp theo hãy xây dựng một kế hoạch tài chính và đầu tư cá nhân bài bản, ứng dụng waza có thể giúp bạn làm điều này. Ví dụ như mỗi tháng nên tích lũy bao nhiêu, nên mua bao nhiêu cổ phiếu là đủ để đạt các mục tiêu tài chính. Chỉ có như vậy bạn sẽ ít bị lung lay hơn khi thị trường nóng sốt, FOMO chỉ dễ tấn dông người mù tài chính mà thôi. Mình có video về bệnh "mù tài chính" ở đây, xem lại để biết thêm về hội chứng kỳ lạ này nha.
Cách trị FOMO trong đầu tư
Nỗi sợ FOMO mua theo người khác khi thấy giá tăng nóng cho thấy bạn đang thiếu một "nguyên tắc đầu tư". Chỉ khi không có các điều kiện cụ thể để quyết định mua hay bán, thì người ta sẽ hành động theo cảm xúc của đám đông. Thế nên, để trị FOMO bạn cần nâng cấp kiến thức đầu tư của mình và viết ra những nguyên tắc cụ thể. Đó có thể là điều kiện của phân tích cơ bản như: Chỉ mua cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh bền vững và tăng trưởng cao. Cũng có thể là điều kiện của phân tích kỹ thuật như: Chỉ mua khi giá cắt lên đường trung bình động dài hạn. Hoặc nguyên tắc quản trị rủi ro như: Không bỏ quá 10% danh mục vào một cổ phiếu nào cả, dù có hot đến cở nào. Nguyên tắc thì có thể đúng hoặc sai, nhưng quan trọng là tuân thủ và điều chỉnh từng chút rồi sẽ hiệu quả dần theo thời gian.
Cái kết
Bạn thấy đó, FOMO thì ai cũng mắc phải chứ không chỉ riêng bạn, nhưng quan trọng là ai chịu trị bệnh cho triệt để. Bệnh này không trị thì lâu dài sẽ làm thiệt hại tới nền tảng tài chính cá nhân là điều tất yếu, bạn chọn đi nhé. Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!