Tất tần tật về đầu tư vàng
Cứ mở tivi lên là thấy bà con đỗ xô mua vàng, giá vàng thì cũng đã tăng hơn 20% trong 1 tháng qua tính từ cuối tháng 2/2025, còn tính từ đầu năm 2024 thì đã tăng hơn 50%. Đây có thể nói là một mức lợi suất vượt trội gần như không có loại hình đầu tư nào có thể sánh bằng cùng giai đoạn, ví dụ như cổ phiếu thì chỉ có huề vốn tới lỗ nhẹ.
Đứng trước một xu hướng hừng hực khí thế như vậy, chứng ta nên làm gì? Mua vàng, bán vàng hay tốt nhất là nên đứng ngoài? Cùng Mr. WAZA đi tìm câu trả lời nhe!
Lượt sử của vàng
Đã xác định đầu tư vàng mà chỉ nhìn giá nhảy nhót mỗi ngày thì dễ bị cuốn theo đám đông và rơi vào vòng xoáy mua đỉnh bán đáy lắm nha, vì vậy bạn cần nhìn dài hạn hơn. Đây là lịch sử giá vàng từ những năm 1970 tới nay, bạn có thể thấy giá vàng đã tăng từ 35 USD lên tận 3300 USD một ounce, tương đương mức tăng gần 10 lần trong hơn 50 năm. Nếu bạn mua 1 lượng vàng từ năm 1970 và nắm tới nay thì bạn sẽ đạt được lợi suất đầu tư tương đương 8,6%/năm, con số này dư sức chiến thắng lạm phát trung bình quanh 3 - 5%/năm.
Thật tình mà nói đó cũng là một mức lợi suất vượt trội trong khoảng thời gian dài hơn nữa thế kỷ, trong khi chỉ số cổ phiếu Dow John chỉ tăng có 7.7%/năm trong cùng một giai đoạn. Vậy điều gì đã làm cho những khối kim loại như vàng lại được săng đón và tranh giành để sở hữu trong vài trăm, thậm chí là vài ngàn năm qua?
Đầu tiền, xét về tính lịch sử hơn 5000 năm trước, vàng đã trở thành biểu tượng của quyền lực và sự giàu có trong các nền văn mình lớn như Ai Cập Cổ Đại, La Mã và Trung Hoa.
Thứ hai, so với những kim loại khác như bạc, bạch kim hay đồng thì vàng gần như không bị oxy hóa và ăn mòn theo thời gian, thế nên việc bảo quản và tích trữ lại dễ dàng hơn.
Thứ ba, vàng lại đủ hiếm để không bị khai thác tràng lang mất giá trị, nhưng cũng không quá hiếm như kim cương, nên có thể dùng để giao dịch trao đổi với hàng hóa dễ dàng hơn.
Nói về độ hiếm, mỗi năm cả thế giới chỉ khai thác thêm được quanh 3,000 tấn vàng so với tổng lượng vàng hiện có là 244,000 tấn, nghĩa là quy mô vàng mỗi năm chỉ tăng thêm có 1.2%. Trong khi các ngân hàng trung ương lại in tiền rất là ác liệt, ví dụ ở Việt Nam mức cung tiền lên tới hơn 10 - 20%/năm là đủ hiểu vì sao giá vàng lại tăng mãi rồi há.
Vàng và những cuộc khủng hoảng
Vàng hiếm thì giá tăng về dài hạn là đúng rồi, nhưng điều gì làm nên những cơn sốt vàng cũng như những đợt tháo chạy khỏi vàng kéo dài nhiều năm trời trong hơn 50 năm qua? Câu trả lời liên quan tới vấn đề cốt yếu trong đầu tư vàng, đó là: Khi nào thì nên tích trữ và khi nào thì nên bán vàng ra? Phải nhìn vào những cuộc khủng hoảng toàn cầu nha!
Đầu tiền là 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 - 1974 và năm 1979 - 1980, giá vàng đều tăng rất mạnh trong cả 2 giai đoạn và lại giảm nhanh sau khi khủng hoảng kết thúc.
Tiếp theo là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2009 và tiếp nối là khủng hoảng nợ công Châu Âu từ 2010 - 2012, giá vầng vẫng tăng phi mã và sau đó lại rơi thê thảm.
Rồi là cuộc chiến tranh thương mại đầu tiên từ 2018 - 2019 được tiếp nối với đại dịch Covid từ 2020 - 2021, giá vàng lại một lần nữa bung nóc nhưng rồi lại giảm nhẹ và đi ngang.
Và ngay sau đó là căng thẳng địa chính trị giữa Israel và Palestine cũng như Nga và Ukraine từ năm 2022 tới nay, cộng hưởng với cuộc thương chiến lần 2 đã làm giá vàng tăng chưa thấy đỉnh.
Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy còn một sự kiện lớn chưa được nhắc tới đó là khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998, có lẽ là cuộc khủng hoảng duy nhất mà giá vàng lại giảm.
Giờ bạn thấy rồi đó, trong hầu hết những cuộc khủng hoảng, khi mà các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và cả tiền tệ đều mất giá thì vàng lại là nơi trú ẩn an toàn nhất. Cũng cần chủ ý là sau khi khủng hoảng qua đi, nếu vẫn tiếp tục nắm vàng thì có thể mất ít là 3 năm, nhiều thì có thể gần 20 năm sau giá vàng mới về lại đỉnh cũ. Nếu không may mua ngay đỉnh thì bạn sẽ khó có đủ kiên nhẫn để chờ hòa vốn, nên đây là một rủi ro của việc mua vàng, vậy chúng ta cần có những chiến lược rõ ràng trước đã!
4 chiến lược đầu tư vàng
Nếu tự tin về hiểu biết kinh tế vĩ mô, bạn có thể đánh giá và dự báo trước các cuộc khủng hoản để tích trữ vàng trước đó, tuy nhiên điều này cần có lượng kiến thức khá lớn. Nên bạn cần có những chiến lược khả thi và dễ áp dụng hơn, nhưng vẫn tạo ra hiệu quả dựa trên những hiểu biết đã được kiểm chứng bài bản. Và chúng ta có 4 chiến lược như sau:
Thứ nhất và dễ nhất là chiến lược "mua và nắm giữ", chiến lược này dựa trên hiểu biết đã có nhắc tới lúc trước đó là: Vàng khang hiếm và thế giới sẽ luôn có khủng hoảng xảy ra. Chiến lược này cần sự kiên nhẫn nắm giữ trong thời gian đủ dài thì mới tạo ra hiệu quả thực sự, vì sẽ có những giai đoạn kinh tế ổn định và giá vàng đi ngang nhiều năm trời.
Thứ hai, là chiến lược "trung hòa rủi ro" với nhiều loại tài sản như cổ phiếu hay trái phiếu, vì khi có khủng hoảng, vàng tăng sẽ bù đắp lại sự suy giảm của các loại tài sản này. Chiến lược này còn được gọi là "đa dạng hóa danh mục đầu tư", tuy nhiên nó cũng cần bạn hiểu biết thêm các loại hình đầu tư khác để có thể cân đối tỷ trọng cho phù hợp nhất.
Thứ ba là chiến lược "lướt sóng" chủ yếu tập trung vào việc kiếm lời từ biến động ngắn hạn của giá vàng trong vài ngày tới vài tháng, chủ yếu dựa trên sự nhạy bén theo tin tức. Chiến lược này rủi ro nhất, thế nên bạn phải là ngươi có nhiều kinh nghiệm cũng như có hiểu biết về phân tích kỹ thuật để có thể đánh giá hiệu quả hơn về các xu hướng ngắn hạn.
Và sau cùng là chiến lược mua vàng theo chu kỳ kinh tế, vì có những giai đoạn lập đi lập lại với tăng trưởng GDP và lạm phát cao thì hàng hóa như vàng lại được hưởng lợi lớn. Để áp dụng chiến lược này, bạn có thể xem lại video về chiếc "đồng hồ đầu tư" mình có làm trước đó để hiểu rõ hơn về từng chiến lược đầu tư cho 4 chu kỳ kinh tế nha.
Cách nhận biết bong bóng vàng?
Giờ trở lại giai đoạn hiện tại, khi thấy người người nhà nhà đều kéo nhau mua vàng, giá vàng thì tăng gần 50% trong 1 năm qua thì liệu bóng bóng giá vàng có sắp vỡ tung không?
Hãy nhìn lại mức độ tăng giá trong vòng một năm của giá vàng kể từ năm 1970 tới nay, để thấy rằng trừ 2 cuộc khủng hoảng dầu khí ra thì hiếm khi giá vàng tăng hơn 50%/năm. Mỗi lần giá vàng tăng nhanh gần chạm ngưỡng 50% này thì đều tăng nhậm trở lại hoặc thậm chí là suy giảm trong vài năm tiếp theo, hãy nhìn vào giá vàng ở thời điểm hiện tại đi nào! Giá vàng đang tiến khá gần tới ngưỡng "tăng nóng" rồi đó, và như bạn có thể thấy việc chạm ngưỡng này trong thời gian sắp tới sẽ dự báo về đà tăng chậm dần lại của giá vàng.
Thêm nữa, mức độ quan tâm mua vàng của số đông đang ở mức cao đỉnh điểm tương tự như khủng hoảng năm 2007 và 2020, cho thấy tình trạng FOMO sợ bỏ lở cơ hội đang diễn ra. Và khi chúng ta bắt đầu thấy truyền thông lẫn các chuyên gia lạc quan hơn về đà tăng của giá vàng trong tương lai thì có khả năng đỉnh giá vàng đang dần hình thành trong giai đoạn tới.
Hơn nữa, nhìn vào khối lượng giao dịch trong 30 năm gần đây, sẽ thấy hiện tượng phân phối bán vàng ra của những tay to để chốt lời khi đám đông bắt đầu trở nên yêu thích vàng hơn. Với khối lượng vàng sở hữu lớn, họ chỉ có thể bán được khi có thật nhiều người mua ở những giai đoạn FOMO như vậy thôi, nên khối tượng bán ra càng lớn thì giá cũng dễ tạo đỉnh.
Tóm lại, với 4 dấu hiệu bao gồm: Giá vàng tăng nóng, người dân FOMO, truyền thông lạc quan và khối lượng giao dịch tăng mạnh cho thấy đà tăng của vàng sẽ sớm hạ nhiệt trong giai đoạn tới. Thế nên việc mua thêm vàng giai đoạn này là rất rủi ro, thậm chí nếu đang sở hữu vàng và có xu hướng giao dịch ngắn hạn thì nên chốt dần khi giá vàng càng tăng cao là vừa.
Cái kết
Rồi đó, giờ thì bạn đã có được cái nhìn tổng quát nhất về lịch sử của vàng, diễn biến giá vàng qua những đợt khủng hoảng cũng như các chiến lược đầu tư vàng tối ưu. Và quan trọng hơn, mình mong rằng với những phân tích có sơ sở rõ ràng ở phần cuối sẽ cho bạn được góc nhìn về xu hướng giá vàng trong giai đoạn tới, đi cùng hành động phù hợp.
Sau cùng nếu bạn thấy video này thú vị và hữu ích cho bạn bè thì đừng quên để lại bình luận, thích và chia sẻ cho họ nhé, xin chào và hẹn gặp lại!