Blog Hero

Blog

Featured Post

Kiến thức tài chính

RỦI RO là gì? | 2 | Kiến thức tài chính

Nhat Tien-30 tháng 6, 2025

Cách đây 40 năm, nước ta đã từng có một đại gia nỗi danh đình đám như ông Phạm Nhật Vượng hay bà Trương Mỹ Lan thời bây giờ. Giàu lên từ sự phát triển của thị trường tài chính, nhưng rồi lại sụp đỗ cũng vì 2 chữ: Rủi ro. Ông ta là ai? Và bạn học được gì trong việc quản lý rủi ro tài chính cá nhân? Đây là Waza - Quản gia tài chính của bạn! # Tỷ phú Việt Nam đời đầu Vào những năm 1990, sau khi Việt Nam mở cửa, nói tới Tăng Minh Phụng thì ai cũng biết, bởi đây có thể gọi là tỷ phú Việt Nam đời đầu. Tập đoàn Minh Phụng của ông đã phất lên nhờ hoạt động đa ngành: Từ bất động sản cho tới xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, xe máy và đồ điện tử. Đất của ông cũng không thua gì bác Vượng, không những nhiều mà còn ở toàn những nơi đắc địa, ví dụ như khách sạn New World ở Quận 1. Khi có quá nhiều tiền, người ta dễ sinh ra ảo tưởng sức mạnh, và nghĩ rằng bản thân có thể thao túng cả hệ thống theo ý mình. Tăng Minh Phụng đã lợi dụng sự lỏng lẻo của hệ thống ngân hàng sơ khai thời bấy giờ, để vay hàng ngàn tỷ bằng tài sản đảm bảo trùng lập. Tiền không mang đi kinh doanh mà lại được chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài qua hình thức nhập khẩu ảo, nghĩa là hàng không về nhưng tiền vẫn ra đi. Thế rồi khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 ập tới, bất động sản đóng băng, kinh doanh thua lỗ, ngân hàng siết nợ và đế chế Minh Phụng cũng sụp đỗ theo. # Rủi ro là gì? Suy cho cùng, Tăng Minh Phụng là một người kiếm tiền rất giỏi vì đã tận dụng được thời thế, nhưng ông lại giữ tiền và quản trị rủi ro chưa tốt. Vậy rủi ro nên được hiểu như thế nào? Và nó có ý nghĩa gì trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp cũng như tài chính cá nhân của bạn?. Trước giờ nói tới rủi ro, chúng ta thường nghĩ tới tai họa, cũng như những điều tiêu cực có thể xảy ra và gây thiệt hại đáng kể. Thế nhưng giả sử có một tên giang hồ tới hù dọa sẽ đốt nhà bạn vào sáng mai, bạn có nghĩ đây là một rủi ro không? Mặt dù chưa biết hắng có làm thật hay không, nhưng rõ ràng có một khả năng nhỏ là nhà bạn sẽ cháy vào sáng mai rồi đó. Tuy nhiên nếu bạn có đủ bằng chứng khẳng định chắc chắn 100% hắn sẽ đốt nhà bạn vào sáng mai, thì đây còn gọi là rủi ro nữa không? Dĩ nhiên là không rồi, vì nếu là như vậy thì bạn phải báo công an bắt hắn trước khi điều đó xảy ra, bạn có nghĩ vậy không? # Rủi ro tài chính Như bạn thấy đó, cái gì xấu mà chắc chắn xảy ra thì chưa hẳng là rủi ro, vì nếu như vậy chúng ta đã có phương án phòng tránh cả rồi. Ngược lại, cả những việc không xấu nhưng nếu không chắc chắn về khả năng xảy ra cũng có thể được xem là rủi ro nữa đó. Ví dụ như mỗi tháng bạn thường nhận lương vào ngày 1, nhưng sếp bạn thông báo việc thanh toán gặp trục trặc, chưa biết trả lương vào ngày nào tháng sau. Mặt dù biết chắc chắn sẽ được trả đủ lương, nhưng việc không rõ khi nào nhận sẽ ảnh hưởng lớn tới kế hoạch chi tiêu của gia đình bạn. Tóm lại, rủi ro khác với thiệt hại, nếu thiệt hại nói lên mức độ mất mát, thì rủi ro lại là khả năng xảy ra điều đó. Và trong thế giới tài chính, cái gì càng dễ đoán ví dụ như lãi suất gửi tiếp kiệm của quý tiếp theo, được xem là có rủi ro thấp. Nhưng lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu trong 3 tháng tới lại rất khó đoán, nghĩa là rủi ro sẽ cao hơn gửi tiết kiệm rất nhiều. # Rủi ro cao lợi nhuận cao Nhân tiện nói tới rủi ro, chúng ta cũng cần phải nhắc lại câu thần chú kinh điển trong thế giới tài chính: High risk, high return. Nghe thì nhiều rồi, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao làm cái gì đó rủi ro càng cao thì thành quả nhận lại cũng cao hơn không? Giả sử có 2 cổ phiếu A và B tạo ra lợi nhuận như nhau, nhưng cổ phiếu A lại có biến động khó đoán hơn, nghĩa là rủi ro cao hơn. Vậy bạn chọn cổ phiếu nào? Dĩ nhiên là cổ phiếu B rồi, nhưng khi ai cũng thấy được điều đó, họ sẽ đổ xô vào mua cổ phiếu B. Từ đó đẩy giá cổ phiếu B lên cao hơn so với cổ phiếu A, nghĩa là cổ phiếu B đã đắt hơn và lợi nhuận tiềm năng cũng đã giảm rồi. Ví dụ này cho bạn thấy 2 điều: Một, câu thần chú kia không phải lúc nào cũng đúng, nghĩa là cơ hội rủi ro thấp mà lợi nhuận cao vẫn có. Hai, những cơ hội này sẽ sớm biến mất nếu có quá nhiều người phát hiện ra và việc mua bán của họ sẽ làm mọi thứ cân bằng lại. # Cách hạn chế rủi ro Nếu nói rủi ro là sự không chắc chắn thì gần như mọi thứ xung quanh chúng ta đều có rủi ro, vậy làm sao để hạn chế ảnh hưởng của chúng? Nói về tài chính cá nhân, bạn sẽ không biết khi nào mình đổi việc hay thậm chí là thất nghiệp trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay. Cách đầu tiên là xây dựng những "miếng đệm tài chính", hay còn gọi là quỹ dự phòng từ 3 - 6 tháng chi tiêu, nhiều hơn thì càng tốt. Về cuộc sống, bạn cũng không biết chuyện bất trắc sẽ xảy ra khi nào, và nếu xảy ra thì nó sẽ ảnh hưởng tới gia đình bạn ra sao. Cách thứ hai là mua bảo hiểm, có chuyện gì đi nữa thì những nghĩa vụ tài chính của bạn với gia đình con cái vẫn sẽ được duy trì. Nói về đầu tư, cổ phiếu tăng giảm thất thường, nhiều lúc cần tiền rút ra ngay lúc thị trường giảm mạnh thì lại phải cắt lỗ. Thế nên, cách thứ ba là đa dạng hóa danh mục, nắm nhiều loại tài sản khác nhau, cái này giảm thì cái khác tăng bù lại sẽ an toàn hơn # Cái kết Sau cùng, dù bạn có làm gì thì rủi ro có thể giảm, nhưng rất khó loại bỏ hoàn toàn, vì đây là một phần của cuộc sống rồi. Nhưng mình mong rằng bạn sẽ có được cái nhìn cụ thể hơn về rủi ro và biết cách đối mặt với nó một cách bình tĩnh và khoa học hơn. Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

All Posts

Kiến thức tài chính

RỦI RO là gì? | 2 | Kiến thức tài chính

Nhat Tien-30 tháng 6, 2025

Cách đây 40 năm, nước ta đã từng có một đại gia nỗi danh đình đám như ông Phạm Nhật Vượng hay bà Trương Mỹ Lan thời bây giờ. Giàu lên từ sự phát triển của thị trường tài chính, nhưng rồi lại sụp đỗ cũng vì 2 chữ: Rủi ro. Ông ta là ai? Và bạn học được gì trong việc quản lý rủi ro tài chính cá nhân? Đây là Waza - Quản gia tài chính của bạn! # Tỷ phú Việt Nam đời đầu Vào những năm 1990, sau khi Việt Nam mở cửa, nói tới Tăng Minh Phụng thì ai cũng biết, bởi đây có thể gọi là tỷ phú Việt Nam đời đầu. Tập đoàn Minh Phụng của ông đã phất lên nhờ hoạt động đa ngành: Từ bất động sản cho tới xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, xe máy và đồ điện tử. Đất của ông cũng không thua gì bác Vượng, không những nhiều mà còn ở toàn những nơi đắc địa, ví dụ như khách sạn New World ở Quận 1. Khi có quá nhiều tiền, người ta dễ sinh ra ảo tưởng sức mạnh, và nghĩ rằng bản thân có thể thao túng cả hệ thống theo ý mình. Tăng Minh Phụng đã lợi dụng sự lỏng lẻo của hệ thống ngân hàng sơ khai thời bấy giờ, để vay hàng ngàn tỷ bằng tài sản đảm bảo trùng lập. Tiền không mang đi kinh doanh mà lại được chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài qua hình thức nhập khẩu ảo, nghĩa là hàng không về nhưng tiền vẫn ra đi. Thế rồi khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 ập tới, bất động sản đóng băng, kinh doanh thua lỗ, ngân hàng siết nợ và đế chế Minh Phụng cũng sụp đỗ theo. # Rủi ro là gì? Suy cho cùng, Tăng Minh Phụng là một người kiếm tiền rất giỏi vì đã tận dụng được thời thế, nhưng ông lại giữ tiền và quản trị rủi ro chưa tốt. Vậy rủi ro nên được hiểu như thế nào? Và nó có ý nghĩa gì trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp cũng như tài chính cá nhân của bạn?. Trước giờ nói tới rủi ro, chúng ta thường nghĩ tới tai họa, cũng như những điều tiêu cực có thể xảy ra và gây thiệt hại đáng kể. Thế nhưng giả sử có một tên giang hồ tới hù dọa sẽ đốt nhà bạn vào sáng mai, bạn có nghĩ đây là một rủi ro không? Mặt dù chưa biết hắng có làm thật hay không, nhưng rõ ràng có một khả năng nhỏ là nhà bạn sẽ cháy vào sáng mai rồi đó. Tuy nhiên nếu bạn có đủ bằng chứng khẳng định chắc chắn 100% hắn sẽ đốt nhà bạn vào sáng mai, thì đây còn gọi là rủi ro nữa không? Dĩ nhiên là không rồi, vì nếu là như vậy thì bạn phải báo công an bắt hắn trước khi điều đó xảy ra, bạn có nghĩ vậy không? # Rủi ro tài chính Như bạn thấy đó, cái gì xấu mà chắc chắn xảy ra thì chưa hẳng là rủi ro, vì nếu như vậy chúng ta đã có phương án phòng tránh cả rồi. Ngược lại, cả những việc không xấu nhưng nếu không chắc chắn về khả năng xảy ra cũng có thể được xem là rủi ro nữa đó. Ví dụ như mỗi tháng bạn thường nhận lương vào ngày 1, nhưng sếp bạn thông báo việc thanh toán gặp trục trặc, chưa biết trả lương vào ngày nào tháng sau. Mặt dù biết chắc chắn sẽ được trả đủ lương, nhưng việc không rõ khi nào nhận sẽ ảnh hưởng lớn tới kế hoạch chi tiêu của gia đình bạn. Tóm lại, rủi ro khác với thiệt hại, nếu thiệt hại nói lên mức độ mất mát, thì rủi ro lại là khả năng xảy ra điều đó. Và trong thế giới tài chính, cái gì càng dễ đoán ví dụ như lãi suất gửi tiếp kiệm của quý tiếp theo, được xem là có rủi ro thấp. Nhưng lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu trong 3 tháng tới lại rất khó đoán, nghĩa là rủi ro sẽ cao hơn gửi tiết kiệm rất nhiều. # Rủi ro cao lợi nhuận cao Nhân tiện nói tới rủi ro, chúng ta cũng cần phải nhắc lại câu thần chú kinh điển trong thế giới tài chính: High risk, high return. Nghe thì nhiều rồi, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao làm cái gì đó rủi ro càng cao thì thành quả nhận lại cũng cao hơn không? Giả sử có 2 cổ phiếu A và B tạo ra lợi nhuận như nhau, nhưng cổ phiếu A lại có biến động khó đoán hơn, nghĩa là rủi ro cao hơn. Vậy bạn chọn cổ phiếu nào? Dĩ nhiên là cổ phiếu B rồi, nhưng khi ai cũng thấy được điều đó, họ sẽ đổ xô vào mua cổ phiếu B. Từ đó đẩy giá cổ phiếu B lên cao hơn so với cổ phiếu A, nghĩa là cổ phiếu B đã đắt hơn và lợi nhuận tiềm năng cũng đã giảm rồi. Ví dụ này cho bạn thấy 2 điều: Một, câu thần chú kia không phải lúc nào cũng đúng, nghĩa là cơ hội rủi ro thấp mà lợi nhuận cao vẫn có. Hai, những cơ hội này sẽ sớm biến mất nếu có quá nhiều người phát hiện ra và việc mua bán của họ sẽ làm mọi thứ cân bằng lại. # Cách hạn chế rủi ro Nếu nói rủi ro là sự không chắc chắn thì gần như mọi thứ xung quanh chúng ta đều có rủi ro, vậy làm sao để hạn chế ảnh hưởng của chúng? Nói về tài chính cá nhân, bạn sẽ không biết khi nào mình đổi việc hay thậm chí là thất nghiệp trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay. Cách đầu tiên là xây dựng những "miếng đệm tài chính", hay còn gọi là quỹ dự phòng từ 3 - 6 tháng chi tiêu, nhiều hơn thì càng tốt. Về cuộc sống, bạn cũng không biết chuyện bất trắc sẽ xảy ra khi nào, và nếu xảy ra thì nó sẽ ảnh hưởng tới gia đình bạn ra sao. Cách thứ hai là mua bảo hiểm, có chuyện gì đi nữa thì những nghĩa vụ tài chính của bạn với gia đình con cái vẫn sẽ được duy trì. Nói về đầu tư, cổ phiếu tăng giảm thất thường, nhiều lúc cần tiền rút ra ngay lúc thị trường giảm mạnh thì lại phải cắt lỗ. Thế nên, cách thứ ba là đa dạng hóa danh mục, nắm nhiều loại tài sản khác nhau, cái này giảm thì cái khác tăng bù lại sẽ an toàn hơn # Cái kết Sau cùng, dù bạn có làm gì thì rủi ro có thể giảm, nhưng rất khó loại bỏ hoàn toàn, vì đây là một phần của cuộc sống rồi. Nhưng mình mong rằng bạn sẽ có được cái nhìn cụ thể hơn về rủi ro và biết cách đối mặt với nó một cách bình tĩnh và khoa học hơn. Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

Kiến thức tài chính

FOMO - Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội | 3 | Quản lý tiền

Nhat Tien-23 tháng 6, 2025

Từ thời xa xưa, con người đã biết sợ đau, sợ bóng tối, sợ chết, nhờ sợ mà chúng ta có thể sinh tồn và phát triển được. Thế nhưng ở thời hiện đại lại có thêm một nỗi sợ nghe rất lạ, đó là: FOMO - Sợ bỏ lỡ cơ hội. Điều trớ trêu là chính nỗi sợ này lại có thể giết chết chúng ta đó. Đây là Waza - Quản gia tài chính của bạn! # FOMO là gì? FOMO là viết tắc của cụm từ "Fear of missing out', có nghĩa là nỗi sợ sẽ bị bỏ lỡ một điều gì đó. Ngược đời ở chỗ, nếu một nỗi sợ thông thường như sợ độ cao sẽ làm chúng ta né tránh những nơi quá cao là nguồn gốc của nỗi sợ. Thì FOMO lại khiến chúng ta chạy theo hành động của đám đông vì không muốn bỏ lỡ lợi ích mà họ có được. Thấy bạn bè đổ xô mua vàng trong khi giá vàng tăng vùn vụt thì thấy tiếc, rồi cuối cùng cũng nhảy theo mua. Thấy người thân kéo nhau mua đất vùng ven có lời, chần chừ mãi khó chịu quá rồi cũng phải hùng vào mua một ít. Thông thường quyết định đầu tư bốc đồng và không dựa trên phân tích kỹ lưỡng như vậy thì phần thua gần như chắc chắn. Vậy làm cách nào để biết bạn có đang vướn vào tâm lý này không? # Làm sao biết đang bị FOMO? Muốn trị bệnh FOMO triệt để thì trước hết phải nhận thức được bản thân đang có những triệu chứng sao đây. Một, thích đầu tư theo tin đồn, nghe có đội lái sắp đẩy giá cổ phiếu lên thì lòng tham trỗi dậy rồi nhảy vào mua theo. Hai, mua bán liên tục, thấy giá vàng tăng thì kéo theo mua, thấy giảm thì hoảng quá bán vội và cứ thế không dừng lại được. Ba, mua đỉnh bán đáy, thấy người khác mua đất thì chần chừ mãi, tới khi mua theo thì ở đỉnh, rồi phải cắt lỗ khi giá giảm mạnh. Bốn, không có chiến lược dài hạn, mà chỉ chạy theo lợi nhuận ngắn hạn trong vài ngày tới vài tháng. Năm, thường xuyên so sánh với người khác, rồi chỉ đeo bám theo thành công của họ trong tuyệt vọng, thay vì có lối đi riêng. Bạn đang mắc phải triệu chứng nào? Hãy thành thật với bản thân thì mới bắt đầu trị được bệnh FOMO nha. # Trị bệnh FOMO thế nào? Cách đầu tiên trị bệnh FOMO là "nhận diện cảm xúc", hãy để ý lúc nghe người khác khoe lời và bạn cảm thấy nôn nao, "muốn nhảy vào". Mỗi lần như vậy, đừng hành động gì cả, chỉ ngồi yên và suy nghĩ về cảm giác bồn chồn khó chịu này, bạn đang FOMO đó. Luyện tập đủ nhiều, bạn sẽ bình tĩnh hơn trước những cám dỗ khi thấy đám đông đang chạy theo một cơ hội nào đó. Tiếp theo hãy xây dựng một kế hoạch tài chính và đầu tư cá nhân bài bản, ứng dụng waza có thể giúp bạn làm điều này. Ví dụ như mỗi tháng nên tích lũy bao nhiêu, nên mua bao nhiêu cổ phiếu là đủ để đạt các mục tiêu tài chính. Chỉ có như vậy bạn sẽ ít bị lung lay hơn khi thị trường nóng sốt, FOMO chỉ dễ tấn dông người mù tài chính mà thôi. Mình có video về bệnh "mù tài chính" ở đây, xem lại để biết thêm về hội chứng kỳ lạ này nha. # Cách trị FOMO trong đầu tư Nỗi sợ FOMO mua theo người khác khi thấy giá tăng nóng cho thấy bạn đang thiếu một "nguyên tắc đầu tư". Chỉ khi không có các điều kiện cụ thể để quyết định mua hay bán, thì người ta sẽ hành động theo cảm xúc của đám đông. Thế nên, để trị FOMO bạn cần nâng cấp kiến thức đầu tư của mình và viết ra những nguyên tắc cụ thể. Đó có thể là điều kiện của phân tích cơ bản như: Chỉ mua cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh bền vững và tăng trưởng cao. Cũng có thể là điều kiện của phân tích kỹ thuật như: Chỉ mua khi giá cắt lên đường trung bình động dài hạn. Hoặc nguyên tắc quản trị rủi ro như: Không bỏ quá 10% danh mục vào một cổ phiếu nào cả, dù có hot đến cở nào. Nguyên tắc thì có thể đúng hoặc sai, nhưng quan trọng là tuân thủ và điều chỉnh từng chút rồi sẽ hiệu quả dần theo thời gian. # Cái kết Bạn thấy đó, FOMO thì ai cũng mắc phải chứ không chỉ riêng bạn, nhưng quan trọng là ai chịu trị bệnh cho triệt để. Bệnh này không trị thì lâu dài sẽ làm thiệt hại tới nền tảng tài chính cá nhân là điều tất yếu, bạn chọn đi nhé. Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

Tài chính gia đình

Phi vụ BÁN KHỐNG lịch sử | 1 | Kiến thức tài chính

Nhat Tien-15 tháng 6, 2025

Đó giờ mua vàng, mua cổ phiếu, mua đất chờ giá tăng rồi bán là có lời. Vậy có khi nào không mua gì mà vẫn có lời không? Có đó, cái đó người ta gọi là "bán khống", vậy bán khống khác gì với bán tài sản bình thường? Và quan trọng hơn làm cách nào để kiếm tiền từ bán không? # Khủng hoảng 2008 Nói tới bán khống nhiều người sẽ nghĩ tới bộ phim "the big short" vào năm 2015 nói về sự kiện khủng hoản tài chính 2008. Như cái tựa của nó, bộ phim nói về phi vụ bán khống siêu khủng đánh cược vào sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ. Bắt đầu từ việc ngân hàng cho người dân vay để mua nhà, những tờ giấy nợ này được đóng gói và bán lại cho nhà đầu tư. Lúc này ngân hàng đã đẩy rủi ro qua cho nhà đầu tư trong việc thu tiền lãi vay từ người mua nhà. Những nhà bán khống lão luyện như Michael Burry nhận ra rằng sớm muộn thì người dân cũng không thể trả nỗi lãi vay. Thì những nhà đầu tư nắm giữ các khoản vay nói trên cũng không còn nhận được tiền trả lãi nữa. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị của những tờ giấy nợ kia sẽ trở về 0. Vậy Michael Burry đã kiếm tiền như thế nào? # Phi vụ bán khống lịch sử Cái thiên tài của Michael Burry nằm ở chỗ ông ấy đã đọc qua hàng nghìn trang báo cáo về lịch sử cho vay tín dụng. Và nhận ra rằng, ngân hàng đang cho vay một cách vô tội vạ mặt cho người mua nhà có khả năng trả nợ hay không. Và khi số người không thể trả nợ tăng lên đột biến, là lúc bong bóng của các khoản vay sắp vỡ tung. Trong lúc các ngân hàng đầu tư vẫn chưa nhận ra rủi ro này, Michael Burry đã tiếp cận họ và đưa ra một lời đề nghị về việc muốn mua bảo hiểm cho các khoản vay nói trên, giống như kiểu mua bảo hiểm nhà hay bảo hiểm xe vậy. Nếu nhà bị cháy, xe bị hư thì bảo hiểm phải đền tiền, tương tự nếu các khoản vay đổ vỡ thì các ngân hàng phải đền tiền cho ông. Cuối cùng thị trường bất động sản sụp đổ thật và Michael Burry đã hốt bạc gần 1 tỷ đô từ số tiền đền bù khổng lồ này # Bán khống là gì? Từ bộ phim "The big short" có thể hiểu đơn giản, bán khống là những phi vụ kiếm tiền dựa trên sự sụp đổ của giá tài sản. Giả sử bạn dự báo giá vàng sẽ giảm từ 120 triệu về 100 triệu trong 6 tháng tới, bán khống kiếm lời thế nào đây?. Bạn sẽ mượn vàng của ai đó, bán ra với giá 120 triệu, và chờ tới khi giá giảm về 100 triệu thì mua đủ vàng trả lại cho họ. Còn lại 20 triệu bỏ túi mà người cho bạn mượn vàng cũng nhận lại đủ số vàng bạn đã mượn ban đầu. Vậy là kiếm được 20 triệu mà không phải bỏ ra bất cứ đồng nào rồi đó, ảo diệu chưa! Tóm lại, công thức bán khống = vay tài sản + bán tài sản + chờ giá giảm + mua tài sản + trả tài sản. Nghe thì dễ ăn, nhưng bán khống cũng có rủi ro của nó, vậy đó là gì? # Rủi ro của việc bán khống Nếu đầu tư bình thường chúng ta sợ nhất là khi tài sản giảm giá thì nhà đầu tư bán khống lại sợ giá tăng. Đi vay 1 lượng vàng bán ra giá 120 triệu, nhưng vài tháng sau giá lên 150 triệu, thì xem như phải bỏ thêm 30 triệu để mua trả lại. Nhưng giá vàng hay giá cổ phiếu về dài hạn là tăng, thì bán khống chỉ kiếm tiền được ở những đoạn giảm tạm thời. Nghĩa là thay vì người mua cổ phiếu có thể nắm giữ dài hạn mà không lo khoản đầu tư bị mất giá trị. Thì nhà đầu tư bán khống phải có kỹ năng phán đoán thời điểm mua bán chính xác hơn rất nhiều. Vì vậy cuộc chơi bán khống chỉ nên dành cho những nhà dầu tư chuyên nghiệp hoặc các quỹ đầu tư bài bản. Thêm nữa, hiện nay loại hình giao dịch này vẫn chưa được chính thức cho phép ở Việt Nam nhe bạn. # Cái kết Mình cũng mong rằng bán khống sẽ sớm được phổ biến để chúng ta vẫn có thể kiếm lời ngay cả khi thị trường giảm. Vì vậy trước khi việc đó xảy ra, hãy chuẩn bị kiến thức và kỹ năng từ từ là vừa há. Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

Tài chính gia đình
Đầu tư tích lũy

Gửi tiết kiệm biết khi nào giàu? | 1 | Đầu tư tích lũy

Nhat Tien-8 tháng 6, 2025

Mỗi tháng có dư bạn thường làm gì? Nắm tiền mặt, mua vàng, mua cổ phiếu hay gừi tiết kiệm? Nắm tiền mặt thì sợ mất giá vì lạm phát, nắm vàng hay cổ phiếu thì sợ rủi ro thị trường sập Vậy gừi tiết kiệm có phải là lựa chọn tốt nhất không? Đây là Waza - Quản gia tài chính của bạn! # Vì sao gửi tiết kiệm lãi thấp? Trong tài chính có câu thần chú kinh điển, đó là: Rủi ro cao thì lợi nhuận cao. Nôm na là cái gì khó như kiểu làm bác sĩ sẽ được trả lương cao hơn so vơi nghề dễ hơn như chạy grab. Nghề khó mà trả lương thấp thì ai đâu mà làm, và các loại hình đầu tư cũng vậy thôi nha. Đầu tư vào cái gì càng rủi ro, mà lợi nhuận thấp thì ai đâu mà dám bỏ tiền ra. Gửi tiền cho ngân hàng thì an toàn hơn là gửi tiền cho các công ty nhỏ nên lãi suất thấp là phải rồi. Nói vậy thôi chứ gửi tiết kiệm cũng có rủi ro đó nhe! # Rủi ro gửi tiết kiệm Có cái sổ tiết kiệm gửi trong 3 năm, nắm được 2 năm mà cần tiền ngay thì sao? Rút ra là mất lãi rồi đó. Gửi ngân hàng thì an toàn, nhưng phải chấp nhận rủi ro "thanh khoản", cần tiền lại không bán được ngay như vàng hay cổ phiếu. Thêm nữa là rủi ro "lạm phát", gửi 100 triệu để 1 năm sau lấy 105 triệu, thấy thì cũng ham đó. Nhưng vật giá cũng tăng thì 105 triệu này vẫn không mua thêm được bao nhiêu hàng hóa so với 100 triệu ban đầu. Còn rủi ro nữa là hiện tượng "bank run", người dân rút tiền tháo chạy khỏi ngân hàng SCB vào năm 2024. Vì ngân hàng cũng có những ngân hàng yếu kém, gửi tiền lãi suất thì cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nha. # Gửi tiết kiệm thấp quá phải làm sao? Thấy gửi ngân hàng lãi thấp, không có nghĩa là nên chuyển tiền qua mua vàng hay cổ phiếu liền nha. Vì như một đứa trẻ sơ sinh muốn chạy, nó phải học đi cái đã, bắt nó chạy liền thì té là cái chắc Mức độ chịu rủi ro của bạn cũng vậy, đang gửi tiết kiệm an toàn mà đẩy ra lướt cổ phiếu thì chết dở. Gửi tiết kiệm là cho ngân hàng vay tiền, thì loại hình tương tự là mua trái phiếu, chính là cho doanh nghiệp vay tiền đó. Cho an toàn thì thay vì gửi tiền cho 1 công ty cụ thể, hãy mua trái phiếu của nhiều công ty khác nhau. Cách dễ nhất để mua nhiều loại trái phiếu là mua thẳng một chứng chỉ quỹ trái phiếu là xong. # Chứng chỉ quỹ trái phiếu là gì? Trước tiên, mua trái phiếu là cho doanh nghiệp vay tiền để kinh doanh và trả lãi hàng kỳ lại cho bạn. Doanh nghiệp lớn như Vinhome hay Masan làm ăn tốt thì trái phiếu trả tiền rất đều từ 10 - 12%/năm. Doanh nghiệp nhỏ hơn như BKAV của anh Quảng Nổ thì nhiều lúc thất hứa vì thiếu tiền trả lãi. Để giảm được rủi ro như vậy thì nên mua chứng chỉ quỹ trái phiếu của các tổ chức uy tín như Vietcombank, Bảo Việt, SSI hay Vndirect. Các quỹ này sẽ dùng tiền của bạn để mua nhiều loại trái phiếu khác nhau nhằm hạn chế rủi ro một doanh nghiệp cụ thể không trả lãi. Các doanh nghiệp này trả lãi cho quỹ, và quỹ gôm lại chia ra trả lãi lại cho bạn, vậy là an toàn nhất. #Cái kết Tóm lại gửi tiết kiệm thì an toàn thật, nhưng gần như không tạo ra lợi nhuận đáng kể về lâu dài. Mỗi ngày dành chút thời gian xem kênh Waza để nâng cấp kiến thức và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn nha. Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

Quản lý tiền
Tài chính gia đình

Mới cưới chia tiền làm sao? | 1 | Tài chính gia đình

Nhat Tien-30 tháng 5, 2025

Chừng nào bạn cưới? Đã chuẩn bị gì chưa? Chi phí làm đám cưới thì ai cũng biết nhưng có một vấn đề mà ít ai nói tới. Đó là cưới nhau rồi thì 2 vợ chồng chi tiêu thế nào? Lương về ai giữ? Mua nhà, nuôi con hùng tiền ra sao? Video này sẽ giải đáp tất cả. Đây là Waza - Quản gia tài chính của bạn! # Cưới xong tiền về tay vợ Theo truyền thống thì người phụ nữ sẽ nắm tài chính gia đình, nên mặt định lương về là chuyển hết cho vợ. Nếu may mắn cô vợ là người kỹ tính quản lý tiền giỏi thì tài chính gia đình sẽ cải thiện. Còn cổ mà chi tiêu hoang phí, thậm chí thích cờ bạc nữa thì cả nhà có mà toang. Thế nên việc giao tiền cho chồng hay vợ quản lý nên phụ thuộc vào việc ai giỏi quản lý tài chính hơn. Câu chuyện này cần được thảo luận trước khi kết hôn, nếu được thì nhờ chuyên gia tư vấn là dễ nhất. Cách này phù hợp cho các cặp đôi có một người giỏi tài chính, và người kia tin tưởng tuyệt đối. Nhưng nếu không được như vậy thì sao? # Cưới xong tiền ai nấy xài Nếu hai vợ chồng đều có tư duy độc lập cao và có khác biệt lớn về thu nhập lẫn cách tiêu xài. Thì tốt nhất là tiền ai nấy giữ, có chi tiêu chung thì chia ra theo tỷ lệ thống nhất trước, ai nhiều tiền thì chia nhiều hơn. Kiểu này nghe có vẻ hơi xa cách và thiếu niềm tin giữa hai người, nhưng được cái tự do và riêng tư. Tuy nhiên, làm như vậy có thể gây khó khăn cho các mục tiêu dài hạn như nuôi con, mua nhà hay đầu tư. Cái khó nằm ở cái tỷ lệ chia tiền giữa 2 người, chia mà không hợp lý thì sẽ dễ gây ra bất đồng, rạn nức hôn nhân. Điều này vô tình giới hạn những mục tiêu chung lâu dài mà vợ chồng muốn cùng nhau đạt được. # Cưới xong gộp chung tài khoản Nếu mà hai vợ chồng có thu nhập tương đương và có thói quen chi tiêu giống nhau thì nên tạo 1 tài khoản chung. Cách này làm tăng tính minh bạch từ đó giúp việc kiểm soát ngân sách chi tiêu gia đình dễ dàng hơn. Qua đó làm gia tăng tiết kiệm và dễ tích lũy cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà và nuôi con. Đây cũng là cách để xây dựng niềm tin giữa 2 vợ chồng giúp mối quan hệ trở nên bền chặc hơn đó. Mặt trái của việc gộp chung tài khoản là chi tiêu cái gì cũng phải nhìn mặt người kia, trật ý là dễ gây xích mích à. Thế nên ngày nay nhiều cặp vợ chồng trẻ lại chọn cách uyển chuyển như sau. # Cưới xong có tiền chung tiền riêng Cưới xong vẫn duy trì việc chi tiêu trên tài khoản riêng của mình, đồng thời hùng vào 1 tài khoản chung. Cách này vẫn đảm bảo quyền chi tiêu riêng tư của mỗi người nếu có thu nhập và thói quen chi tiêu khác nhau. Nhưng vẫn cùng nhau tích lũy được một khối tài sản chung để có thể thực hiện các mục tiêu dài hạn. Dĩ nhiên phương pháp này vẫn gặp phải vấn đề ở chỗ thống nhất với nhau tỷ lệ góp tiền vào tải khoản gia đình. Thế nên việc thống nhất ngay từ đầu sẽ hạn chế được cảm giác phân chia không công bằng về lâu dài. Thêm nữa, vì có tài khoản riêng, nên mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi có chi tiêu cá nhân phát sinh. # Cái kết Tóm lại có 4 cách: Đưa hết tiền cho 1 người, mạnh ai nấy sống, gộp hết vào 1 tài khoản và phương pháp hổn hợp. Gia đình bạn đang dùng phương pháp nào? Hoặc gia đình tương lai của bạn sẽ chọn cách thức ra sao? Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

Tài chính gia đình
Quản lý tiền

Xóa mù tài chính | 1 | Quản lý tiền

Nhat Tien-18 tháng 5, 2025

Tuần trước bạn dùng bao nhiêu tiền? Mua cái gì nhớ hết hông? Nếu hổng nhớ thì có thể bạn bị "mù tài chính" rồi đó! Đừng có xem thường bệnh này nhe, nhẹ thì cuối tháng không dư một đồng, nặng thì trả nợ mệt xỉu. Mà yên tâm bệnh này trị được. Đây là Waza - Quản gia tài chính của bạn! # Mù tài chính nhẹ Bệnh mù tài chính thì dễ bị lắm, kiểu hông nhớ lương tháng bao nhiêu, rồi cũng hông biết đã chi tiêu cái gì. Nếu mà thấy nhột nhột thì dùng waza kiểm tra lại xem một tháng bạn có thu nhập và chi tiêu thế nào nhe. Đó có thể là "thu nhập chính" như tiền lương, tiền thưởng mà công ty chuyển khoản cho bạn hàng tháng. Rồi có thể là "thu nhập phụ" như kiểu đi làm thêm bán thời gian, làm freelance hay kinh doanh nhỏ lẻ. Chi tiêu thì có "chi cơ bản" là cho những chu cầu thiết yếu như chỗ ở, ăn uống và di chuyển Rồi còn "chi gia tăng" cho những nhu cầu không thiết yếu như tiệt tùng, du lịch và quà cáp Nếu quay ra xem mà chi tiêu lớn hơn thu nhập và không có dư luôn thì bệnh mù của bạn hơi xấu đó. # Mù tài chính nặng Bệnh mù tài chính mà nặng thì như kiểu không biết mình đang có tài sản nào, rồi cũng không nhớ mình đang nợ ai bao nhiêu. Nếu lại thấy nhột nhột thì đâu dùng waza kiểm tra lại thử coi sao. Đầu tiên là "tài sản hữu hình" được sử dụng hẳng ngày như kiểu căn chung cư, chiếc xe máy hoặc cái iphone. Loại còn lại là "tài sản đầu tư", nắm để tăng giá hoặc sinh ra tiền lời như gửi ngân hàng, nắm cổ phiếu hay vàng. Nợ thì có "nợ trả hàng tháng" như kiểu vay ngân hàng mua nhà hay vay tiêu dùng mua tủ lạnh, ti vi Cũng có "nợ trả một lần" như kiểu vay người thân, bạn bè, vay xã hội khi nào có tiền thì trả hết là xong. Giờ quay ra xem nợ có lớn hơn phân nữa tài sản không? Nếu có thì phải trị bệnh ngay và luôn nhe. # Cách trị mù tài chính Bị mù tài chính nhẹ thì cuối tháng cháy túi phải vay mượn, nặng thì không có tích lũy mà còn phải lo trả nợ. Vậy phải làm sao để bạn sáng mắt ra? Thì mở mắt to ra mà nhìn thôi chứ còn sao nữa! Lương tin tin về điện thoại thì ghi lại liền để coi một tháng có thêm bao nhiêu tiền. Đi phê pháo với bạn bè cũng ghi lại, để biết mà dừng đúng lúc mới có dư được chứ. Có cái tài khoản cổ phiếu, thì cũng cập nhật hàng tháng xem đầu tư có hiệu quả không. Nợ đứa bạn nào thì lưu lại chi tiết để biết mình có tài sản thật không hay chỉ toàn vay mượn. Nhập mỗi lần tốn có vài giây mà hết mù tài chính thì tội gì mà không làm há! # Cái kết Chừng nào hết mù đi mình sẽ chia sẻ thêm nhiều thứ còn thứ vị hơn nữa. Kiểu như làm thế nào để lập một kế hoạch tài chính hoàn hảo và biến những giấc mơ của bạn thành hiện thực đó. Sau cùng đừng quên bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

Tài chính gia đình
Đầu tư tích lũy

Tất tần tật về đầu tư vàng

Nhat Tien-12 tháng 5, 2025

Cứ mở tivi lên là thấy bà con đỗ xô mua vàng, giá vàng thì cũng đã tăng hơn 20% trong 1 tháng qua tính từ cuối tháng 2/2025, còn tính từ đầu năm 2024 thì đã tăng hơn 50%. Đây có thể nói là một mức lợi suất vượt trội gần như không có loại hình đầu tư nào có thể sánh bằng cùng giai đoạn, ví dụ như cổ phiếu thì chỉ có huề vốn tới lỗ nhẹ. Đứng trước một xu hướng hừng hực khí thế như vậy, chứng ta nên làm gì? Mua vàng, bán vàng hay tốt nhất là nên đứng ngoài? Cùng Mr. WAZA đi tìm câu trả lời nhe! # Lượt sử của vàng Đã xác định đầu tư vàng mà chỉ nhìn giá nhảy nhót mỗi ngày thì dễ bị cuốn theo đám đông và rơi vào vòng xoáy mua đỉnh bán đáy lắm nha, vì vậy bạn cần nhìn dài hạn hơn. Đây là lịch sử giá vàng từ những năm 1970 tới nay, bạn có thể thấy giá vàng đã tăng từ 35 USD lên tận 3300 USD một ounce, tương đương mức tăng gần 10 lần trong hơn 50 năm. Nếu bạn mua 1 lượng vàng từ năm 1970 và nắm tới nay thì bạn sẽ đạt được lợi suất đầu tư tương đương 8,6%/năm, con số này dư sức chiến thắng lạm phát trung bình quanh 3 - 5%/năm. Thật tình mà nói đó cũng là một mức lợi suất vượt trội trong khoảng thời gian dài hơn nữa thế kỷ, trong khi chỉ số cổ phiếu Dow John chỉ tăng có 7.7%/năm trong cùng một giai đoạn. Vậy điều gì đã làm cho những khối kim loại như vàng lại được săng đón và tranh giành để sở hữu trong vài trăm, thậm chí là vài ngàn năm qua? Đầu tiền, xét về tính lịch sử hơn 5000 năm trước, vàng đã trở thành biểu tượng của quyền lực và sự giàu có trong các nền văn mình lớn như Ai Cập Cổ Đại, La Mã và Trung Hoa. Thứ hai, so với những kim loại khác như bạc, bạch kim hay đồng thì vàng gần như không bị oxy hóa và ăn mòn theo thời gian, thế nên việc bảo quản và tích trữ lại dễ dàng hơn. Thứ ba, vàng lại đủ hiếm để không bị khai thác tràng lang mất giá trị, nhưng cũng không quá hiếm như kim cương, nên có thể dùng để giao dịch trao đổi với hàng hóa dễ dàng hơn. Nói về độ hiếm, mỗi năm cả thế giới chỉ khai thác thêm được quanh 3,000 tấn vàng so với tổng lượng vàng hiện có là 244,000 tấn, nghĩa là quy mô vàng mỗi năm chỉ tăng thêm có 1.2%. Trong khi các ngân hàng trung ương lại in tiền rất là ác liệt, ví dụ ở Việt Nam mức cung tiền lên tới hơn 10 - 20%/năm là đủ hiểu vì sao giá vàng lại tăng mãi rồi há. # Vàng và những cuộc khủng hoảng Vàng hiếm thì giá tăng về dài hạn là đúng rồi, nhưng điều gì làm nên những cơn sốt vàng cũng như những đợt tháo chạy khỏi vàng kéo dài nhiều năm trời trong hơn 50 năm qua? Câu trả lời liên quan tới vấn đề cốt yếu trong đầu tư vàng, đó là: Khi nào thì nên tích trữ và khi nào thì nên bán vàng ra? Phải nhìn vào những cuộc khủng hoảng toàn cầu nha! Đầu tiền là 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 - 1974 và năm 1979 - 1980, giá vàng đều tăng rất mạnh trong cả 2 giai đoạn và lại giảm nhanh sau khi khủng hoảng kết thúc. Tiếp theo là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2009 và tiếp nối là khủng hoảng nợ công Châu Âu từ 2010 - 2012, giá vầng vẫng tăng phi mã và sau đó lại rơi thê thảm. Rồi là cuộc chiến tranh thương mại đầu tiên từ 2018 - 2019 được tiếp nối với đại dịch Covid từ 2020 - 2021, giá vàng lại một lần nữa bung nóc nhưng rồi lại giảm nhẹ và đi ngang. Và ngay sau đó là căng thẳng địa chính trị giữa Israel và Palestine cũng như Nga và Ukraine từ năm 2022 tới nay, cộng hưởng với cuộc thương chiến lần 2 đã làm giá vàng tăng chưa thấy đỉnh. Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy còn một sự kiện lớn chưa được nhắc tới đó là khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998, có lẽ là cuộc khủng hoảng duy nhất mà giá vàng lại giảm. Giờ bạn thấy rồi đó, trong hầu hết những cuộc khủng hoảng, khi mà các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và cả tiền tệ đều mất giá thì vàng lại là nơi trú ẩn an toàn nhất. Cũng cần chủ ý là sau khi khủng hoảng qua đi, nếu vẫn tiếp tục nắm vàng thì có thể mất ít là 3 năm, nhiều thì có thể gần 20 năm sau giá vàng mới về lại đỉnh cũ. Nếu không may mua ngay đỉnh thì bạn sẽ khó có đủ kiên nhẫn để chờ hòa vốn, nên đây là một rủi ro của việc mua vàng, vậy chúng ta cần có những chiến lược rõ ràng trước đã! # 4 chiến lược đầu tư vàng Nếu tự tin về hiểu biết kinh tế vĩ mô, bạn có thể đánh giá và dự báo trước các cuộc khủng hoản để tích trữ vàng trước đó, tuy nhiên điều này cần có lượng kiến thức khá lớn. Nên bạn cần có những chiến lược khả thi và dễ áp dụng hơn, nhưng vẫn tạo ra hiệu quả dựa trên những hiểu biết đã được kiểm chứng bài bản. Và chúng ta có 4 chiến lược như sau: Thứ nhất và dễ nhất là chiến lược "mua và nắm giữ", chiến lược này dựa trên hiểu biết đã có nhắc tới lúc trước đó là: Vàng khang hiếm và thế giới sẽ luôn có khủng hoảng xảy ra. Chiến lược này cần sự kiên nhẫn nắm giữ trong thời gian đủ dài thì mới tạo ra hiệu quả thực sự, vì sẽ có những giai đoạn kinh tế ổn định và giá vàng đi ngang nhiều năm trời. Thứ hai, là chiến lược "trung hòa rủi ro" với nhiều loại tài sản như cổ phiếu hay trái phiếu, vì khi có khủng hoảng, vàng tăng sẽ bù đắp lại sự suy giảm của các loại tài sản này. Chiến lược này còn được gọi là "đa dạng hóa danh mục đầu tư", tuy nhiên nó cũng cần bạn hiểu biết thêm các loại hình đầu tư khác để có thể cân đối tỷ trọng cho phù hợp nhất. Thứ ba là chiến lược "lướt sóng" chủ yếu tập trung vào việc kiếm lời từ biến động ngắn hạn của giá vàng trong vài ngày tới vài tháng, chủ yếu dựa trên sự nhạy bén theo tin tức. Chiến lược này rủi ro nhất, thế nên bạn phải là ngươi có nhiều kinh nghiệm cũng như có hiểu biết về phân tích kỹ thuật để có thể đánh giá hiệu quả hơn về các xu hướng ngắn hạn. Và sau cùng là chiến lược mua vàng theo chu kỳ kinh tế, vì có những giai đoạn lập đi lập lại với tăng trưởng GDP và lạm phát cao thì hàng hóa như vàng lại được hưởng lợi lớn. Để áp dụng chiến lược này, bạn có thể xem lại video về chiếc "đồng hồ đầu tư" mình có làm trước đó để hiểu rõ hơn về từng chiến lược đầu tư cho 4 chu kỳ kinh tế nha. # Cách nhận biết bong bóng vàng? Giờ trở lại giai đoạn hiện tại, khi thấy người người nhà nhà đều kéo nhau mua vàng, giá vàng thì tăng gần 50% trong 1 năm qua thì liệu bóng bóng giá vàng có sắp vỡ tung không? Hãy nhìn lại mức độ tăng giá trong vòng một năm của giá vàng kể từ năm 1970 tới nay, để thấy rằng trừ 2 cuộc khủng hoảng dầu khí ra thì hiếm khi giá vàng tăng hơn 50%/năm. Mỗi lần giá vàng tăng nhanh gần chạm ngưỡng 50% này thì đều tăng nhậm trở lại hoặc thậm chí là suy giảm trong vài năm tiếp theo, hãy nhìn vào giá vàng ở thời điểm hiện tại đi nào! Giá vàng đang tiến khá gần tới ngưỡng "tăng nóng" rồi đó, và như bạn có thể thấy việc chạm ngưỡng này trong thời gian sắp tới sẽ dự báo về đà tăng chậm dần lại của giá vàng. Thêm nữa, mức độ quan tâm mua vàng của số đông đang ở mức cao đỉnh điểm tương tự như khủng hoảng năm 2007 và 2020, cho thấy tình trạng FOMO sợ bỏ lở cơ hội đang diễn ra. Và khi chúng ta bắt đầu thấy truyền thông lẫn các chuyên gia lạc quan hơn về đà tăng của giá vàng trong tương lai thì có khả năng đỉnh giá vàng đang dần hình thành trong giai đoạn tới. Hơn nữa, nhìn vào khối lượng giao dịch trong 30 năm gần đây, sẽ thấy hiện tượng phân phối bán vàng ra của những tay to để chốt lời khi đám đông bắt đầu trở nên yêu thích vàng hơn. Với khối lượng vàng sở hữu lớn, họ chỉ có thể bán được khi có thật nhiều người mua ở những giai đoạn FOMO như vậy thôi, nên khối tượng bán ra càng lớn thì giá cũng dễ tạo đỉnh. Tóm lại, với 4 dấu hiệu bao gồm: Giá vàng tăng nóng, người dân FOMO, truyền thông lạc quan và khối lượng giao dịch tăng mạnh cho thấy đà tăng của vàng sẽ sớm hạ nhiệt trong giai đoạn tới. Thế nên việc mua thêm vàng giai đoạn này là rất rủi ro, thậm chí nếu đang sở hữu vàng và có xu hướng giao dịch ngắn hạn thì nên chốt dần khi giá vàng càng tăng cao là vừa. # Cái kết Rồi đó, giờ thì bạn đã có được cái nhìn tổng quát nhất về lịch sử của vàng, diễn biến giá vàng qua những đợt khủng hoảng cũng như các chiến lược đầu tư vàng tối ưu. Và quan trọng hơn, mình mong rằng với những phân tích có sơ sở rõ ràng ở phần cuối sẽ cho bạn được góc nhìn về xu hướng giá vàng trong giai đoạn tới, đi cùng hành động phù hợp. Sau cùng nếu bạn thấy video này thú vị và hữu ích cho bạn bè thì đừng quên để lại bình luận, thích và chia sẻ cho họ nhé, xin chào và hẹn gặp lại!

Đầu tư tích lũy
Tài chính gia đình

Đồng hồ đầu tư: Chén thánh giúp quản lý tiền bền vững

Nhat Tien-28 tháng 4, 2025

Nói tới quản lý tiền thì phần lớn nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm tới câu chuyện "ngày mai mua con gì, rồi ngày mốt bán con nào", mãi quanh quẫn với lòng tham và sự sợ hãi. Như vậy là đầu tư theo "Trương Phi", hữu dũng vô mưu thành ra khó giữ được tiền bền vững. Nên cái bạn cần học là đầu tư theo "Gia Cát Lượng", điềm tĩnh và nhìn xa trông rộng. Nghe có vẻ to tác, nhưng thật ra đây là những hiểu biết cơ bản và thật sự cần thiết để bạn quản lý tiền và tài sản của mình tối ưu hơn đó. Cùng Mr. Waza tìm hiểu nhe! # Hiểu về GDP và lạm phát Vào tháng 11/2004, ngân hàng Merrill Lynch đã công bố một báo cáo đi vào lịch sử mang tên "Đồng Hồ Đầu Tư", mô tả chi tiết từng chiến lược đầu tư cho mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu và ứng dụng được mô hình này, trước tiên bạn cần nắm được hai khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản đó là: GDP và lạm phát, để mình giải thích đơn giản thế này: Để biết kinh tế liệu có tăng trưởng? Đơn giản là nhìn xem mỗi năm quốc gia này có khả năng sản xuất được nhiều hàng hóa hơn năm trước hay không, đó chính là GDP - Gross Domestic Product. Điều thú vị là lượng hàng hóa này cộng với hàng nhập khẩu cũng chính là những hàng hóa được bán ra cho người dân, chính phủ và doanh nghiệp trong nước, phần còn lại thì mang đi xuất khẩu. Cũng vì vậy mà GDP được tính bằng tổng chi tiêu của người dân, chính phủ, doanh nghiệp và xuất khẩu trừ đi nhập khẩu với công thức mà bạn vẫn thường thấy trong các giáo trình kinh tế học. Việt Nam đã tăng trưởng từ 2000 - 2007, gặp khủng hoảng tài chính từ 2008 - 2009, rồi phục hồi dần tới 2019 thì dính Covid từ 2020 - 2022, và tăng trưởng trở lại cho tới hiện tại. Nếu GDP phản ánh tổng lượng hàng hóa sản xuất, thì lạm phát lại nói lên mức độ tăng giá nói chung của tất cả lượng hàng hóa này qua các năm, được ướt tính thông qua chỉ số CPI. Cho dễ hiểu, cuối tuần bạn đi siêu thị mua những thứ cần thiết bao gồm 5 ký thịt giá 550 nghìn, 10 ký gạo giá 220 nghìn, một thùng nước ngọt giá 330 nghìn thì tổng là 1.1 triệu. Và nếu năm trước mua giống hệt như vậy chỉ tốn có 1 triệu, thì giá cả đã tăng trung bình 10% rồi đó, rỗ hàng hóa tính CPI thực tế phức tạp hơn nhưng ý tưởng vẫn vậy nha. Lạm phát ở Việt Nam đã từng âm từ năm 2000 rồi tăng chóng mặt lên gần 20 - 30% giai đoạn khủng hoảng 2008 - 2009, sau đó hạ nhiệt dần về quanh 3 - 5% như hiện nay. # Đồng hồ đầu tư Nắm được khái niệm GDP và lạm phát là bước khởi đầu để bạn có thể hiểu được mô hình đồng hồ đầu tư, cũng tương tự như trận đồ của Gia Cát Lượng trong việc dùng binh vậy đó. Ý tưởng cốt lõi ở đây là: Kinh tế luôn thay đổi, nhưng có những giai đoạn đặt trưng sẽ lập đi lập lại, và mỗi giai đoạn sẽ có những loại hình đầu tư tăng trưởng vượt trội nhất. Trong đó, một chu kỳ có 4 giai đoạn, bắt đầu từ "Giảm Phát", tới "Phục Hồi", rồi "Tăng Nóng" và kết thúc ở "Đình Lạm", rồi lại tiếp tục với giai đoạn "Giảm Phát" của chu kỳ tiếp theo. Nếu bạn hơi ngợp với 4 cụm từ này thì kiên nhẫn thêm tí nữa há, để mình dẫn chứng cụ thể ở nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nha. Giữa năm 2008, khủng hoảng ập tới làm hoạt động kinh doanh và tiêu dùng bị tê liệt, đưa cả nền kinh tế đi vào giai đoạn "giảm phát" với tăng trưởng GDP và lạm phát suy giảm đồng thời. Tới đầu năm 2009, chính phủ bắt đầu bơm tiền để giải cứu, nền kinh tế bước vào giai đoạn "phục hồi" với tăng trưởng GDP dần cải thiện và lạm phát vẫn tiếp tục giảm trong tầm kiểm soát. Vì bơm tiền hơi lố, từ giữa năm 2009 tăng trưởng GDP thì vẫn duy trì, nhưng cả người dân và doanh nghiệp đều chi tiêu buôn thả làm cho lạm phát nhảy vọt, đây là giai đoạn "tăng nóng". Đến cuối năm 2010, thấy lạm phát sắp tăng phi mã, chính phủ nâng lãi suất rút tiền về, đẩy nền kinh tế đi vào giai đoạn "đình lạm" với tăng trưởng GDP đình trệ đi kèm lạm phát cao. Giờ tạm tóm tắc như sau: "Giảm phát" thì GDP và lạm phát đều giảm, "phục hồi" thì GDP cải thiện, "tăng nóng" thì lạm phát gia tăng, rồi "đình lạm" thì GDP suy giảm, và cứ thế lập lại. Bạn đã nắm được đặc điểm của từng giai đoạn kinh tế rồi đó, vậy câu hỏi quan trọng lúc này là: Ở mỗi giai đoạn chúng ta nên đầu tư vào những loại hình nào là hiệu quả nhất? # Đầu tư gì khi kinh tế phục hồi? Hãy bắt đầu từ cuối năm 2017, khi mà tăng trưởng GDP bắt đầu tạo đỉnh quanh 7.7% và có xu hướng suy giảm đi kèm với áp lực lạm phát giảm dần từ đỉnh 4.7% giữa năm 2018. GDP và lạm phát cùng giảm là đặt trưng của xu hướng "giảm phát", khởi đầu một chu kỳ kinh tế trước khi nó bước qua những giai đoạn phục hồi tiếp theo, vậy chúng ta sẽ đầu tư gì? Câu trả lời nằm ở động thái của ngân hàng nhà nước giảm lãi suất cơ bản từ 6.25% về còn 5% để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mà không sợ tạo ra bong bóng lạm phát quá lớn. Mặt bằng lãi suất giảm, làm chi phí đi vay giảm theo là điều kiện tuyệt vời để các loại tài sản tài chính như trái phiếu hay cổ phiếu được hưởng lợi so với các loại tài sản khác. Tuy nhiên, vì tăng trưởng kinh tế vẫn còn yếu nên lợi nhuận các doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi rõ ràng, điều này làm cho hiệu suất đầu tư trái phiếu lại có phần vượt trội hơn cổ phiếu. Covid ập tới vào đầu năm 2020, kinh tế giảm sốc buộc chính phủ phải tiếp tục giảm lãi suất cơ bản về còn 4% để giải cứu, kinh tế đã tạo đáy và "phục hồi" từ giữa năm 2020. Kể từ đây, tăng trưởng GDP cải thiện dần từ 0.4% lên 4.3% trong khi lạm phát vẫn tiếp tục suy giảm về dưới 1%, đây là hình mẫu điển hình cho giai đoạn "phục hồi". Với lãi suất thấp cộng với sự gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp, đây là giai đoạn cổ phiếu sẽ hưởng lợi và có lợi suất cao vượt trội hơn so với các loại tài sản còn lại. Nếu bạn thích cổ phiếu, thì những nhóm ngành như tài chính, bán lẻ tiêu dùng và công nghệ viễn thông lại tăng giá tốt hơn trong giai đoạn chuyển giao từ "giảm phát" sang "phục hồi" như thế. Đó là chiến lược phân bổ tài sản cũng như xây dựng danh mục cổ phiếu trong những ngày nắng đẹp, vậy khi những ngày mưa kéo tới, chúng ta sẽ thay đổi chiến lược như thế nào? # Đầu tư gì khi kinh tế suy yếu? Vì theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ với lãi suất cơ bản thấp ở mức 4% trong thời gian dài, nên kinh tế phục hồi nhanh chóng cho tới giữa năm 2022 với tăng trưởng GDP đạt 7.8%. Nhưng cộng với hậu quả đứt gãy hoạt động giao thương toàn cầu do dịch Covid, nhu cầu gia tăng nhanh chóng mà hàng hóa lại khan khiếm làm cho bong bóng lạm phát bắt đầu to dần trở lại. GDP vẫn duy trì tăng trưởng nhưng lạm phát lại đảo chiều gia tăng chính là tính hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi vào giai đoạn "tăng nóng", vậy chúng ta nên đầu tư thế nào? Ở giai đoạn này các loại chi phí đầu vào của doanh nghiệp như tiền lương hay nguyên vật liệu sẽ tăng theo lạm phát, từ đó làm bào mòn lợi nhuận và ảnh hưởng luôn tới giá cổ phiếu. Vì vậy mà những loại hàng hóa như vàng, bạc lại được hưởng lợi vì là nơi trú ẩn an toàn và giúp nhà đầu tư duy trì tài sản ổn định hơn so với cổ phiếu hay trái phiếu. Tuy nhiên cũng vì yếu tố tăng giá của hàng hóa, nên những cổ phiếu kinh doanh nhôm thép, hay dầu khí lại được hưởng lợi và giá cổ phiếu cũng có phần vượt trội hơn những ngành còn lại. Tới giai đoạn này, ngân hàng nhà nước buộc phải can thiệp và thắc chặc tiền tệ bằng cách nâng lãi suất cơ bản từ 4% lên trở lại 6% tính đến cuối năm 2022 để kiểm soát lạm phát. Điều này làm chi phí vay vốn kinh doanh và tiêu dùng tăng lên, từ đó làm tăng trưởng kinh tế suy giảm về còn 3.4%, nhưng lạm phát vẫn tiếp tục tăng lên 4.9% tính tới đầu năm 2023. Tăng trưởng GDP suy giảm nhưng lạm phát vẫn cao là đặt trưng của giai đoạn "đình lạm", khi mà tiền gửi với mặt bằng lãi suất tăng cao có thể đạt tới gần 10%/năm trở thành tài sản vua. Mặt dù hơi yếu kém, nhưng vẫn có những cổ phiếu thuộc nhóm ngành phòng thủ như điện nước hay dượt phẩm vẫn có thể tạo ra lợi suất ổn định cho nhà đầu tư ưa thích tài sản này # Cái kết Sau cùng mình mong rằng câu chuyện của nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm không chỉ cho bạn cái nhìn rộng hơn về những thay đổi có thể tác động tới cuộc sống. Mà còn là những chiến lược tối ưu nhất, giúp bạn bảo vệ túi tiền của mình thông qua việc dịch chuyển tài sản giữa các loại tài sản khác nhau cũng như những nhóm ngành cổ phiếu đa dạng. Nếu bạn thấy kiến thức về mô hình "đồng hồ đầu tư" hữu ích với bạn bè của mình, thì đừng quên thích, bình luận và chia sẻ cho họ nhé, xin chào và hẹn gặp lại!

Quản lý tiền
Tài chính gia đình

4 BƯỚC lập kế hoạch tài chính cá nhân thông minh

Nhat Tien-21 tháng 4, 2025

Mỗi chúng ta đều có những ướt mơ và dự định trong tương lai, có người chỉ giữ trong lòng, nhưng cũng có người chịu khó ghi ra cụ thể trong những quyển sổ tay bé xinh. Thế nhưng, điểm chung là hơn 50% những mong muốn này đều bị lãng quên, và thứ còn lại chỉ là cảm giác tiếc nuối khi chúng ta nhận ra rằng: Sẽ chẵng bao giờ mình có thể đạt được. Có phải bạn đây không? Nếu đúng là bạn thì giờ hãy cùng Mr. Waza tìm hiểu 4 bước, giúp lập nên một bảng kế hoạch thông minh có thể biến ướt mơ của bản thân thành hiện thực nha! # Đặt mục tiêu thông minh Khởi đầu của mọi mục tiêu là việc cụ thể hóa chúng, vì lẻ đơn giản là bạn sẽ dễ bị lạc đường nếu không biết mình muốn đi về đâu, vậy cụ thể hóa mục tiêu như thế nào? Phương pháp nỗi tiếng mang tên "SMART Goal" cho chúng ta 5 tiêu chí đơn giản nhất để biến một mong muốn mơ hồ thành một mục tiêu rõ ràng và thực tế hơn, cụ thể như thế này: Chữ S đầu tiên là Specific, nghĩa là cụ thể đó. Ví dụ ướt mơ "mua nhà" chung chung thì nên được cụ thể hóa hơn thành "Mua căn chung cư Flora Mizuki 76m2 ở Bình Chánh giá 3 tỷ". Chữ M tiếp theo là Measurable, nghĩa là có thể đo lường được tiến độ thực hiện. Ví dụ bạn tích góp được 1.5 tỷ, nghĩa là bạn đã đi được phân nữa con đường đến mục tiêu rồi đó. Chữ R là Relevant, nghĩa là có liên quan và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ bạn dự định có con thì việc mua nhà sẽ hợp lý hơn là để tiền mua một chiếc xe sang. Chữ T là Timed, nghĩa là có thời gian thực hiện cụ thể. Ví dụ dự định 5 năm nữa có gia đình và cần mua nhà 3 năm sau đó, thì thời gian để tích lũy là 8 năm. Giờ quay lại chữ A là Achievable, nghĩa là tính khả khả thi. Mình để tiêu chí này sau cùng, bởi vì việc trả lời được một mục tiêu có khả thi hay không cũng không hề dễ chút nào. Giả sử bạn chỉ có ướt mơ duy nhất là mua nhà, và một tháng bạn tiết kiệm được 10 triệu, thì sau 8 năm bạn có thêm 960 triệu, cộng với 1.5 tỷ có sẵng là gần 2.5 tỷ. Vay thêm 500 triệu nữa là đủ 3 tỷ rồi. Nhưng bạn có tính tới việc chi tiêu sẽ gia tăng theo lạm phát hay thu nhập có thể suy giảm làm cho tiền tiết kiệm bị bào mòn không? Dư 10 triệu giảm còn 3 triệu thì xem như mục tiêu bất khả thi. Mới một mục tiêu đã phức tạp, vậy có nhiều hơn thì đánh giá tính khả thi thế nào? Chờ hồi sau sẽ rõ há! # Cân đối thu nhập và chi tiêu Phương pháp "SMART Goal" giúp bạn cụ thể hóa lại tất cả những mong ướt trong cuộc sống, tuy nhiên để chúng trở thành hiện thực bạn cần phải có quá trình tích lũy cho từng mục tiêu. Có 2 nguồn chính để tích lũy, một là thặng dư từ chênh lệch của thu nhập và chi tiêu hàng tháng, và hai là tiền lời từ đầu tư, cái mình sẽ nói tới trong phần tiếp theo nha. Nếu bây giờ mình hỏi bạn "Tháng trước dư bao nhiêu?" thì bạn có trả lời được chính xác ngay không? Khả năng cao bạn sẽ hơi ngập ngừng, và câu trả lời sẽ mang tính phỏng đoán mơ hồ. Giờ thử câu khác dễ hơn nè, vậy tuần trước bạn chi tiêu bao nhiêu tiền? Nếu bạn không trả lời được luôn, thì khả năng cao là bạn đang mắc hội chứng "Mù tài chính" rồi đó. Thói quen chi tiêu buôn thả, thậm chí phải đi vay mượn người khác, thường bắt nguồn từ hội chứng này. Vì vậy để thực hiện được các mục tiêu đề ra, bạn phải trị "bệnh mù" trước cái đã. Ví dụ vừa góp 1 triệu cho buổi ăn nhậu với bạn bè, thì phải ghi nhận lại ngay. Rồi mới nhận lương 20 triệu từ công ty thì cũng cần lưu lại liền. Làm như vậy để làm gì? Thứ nhất, cuối tháng mà thấy không còn dư một đồng thì mở lịch sử ra xem, sẽ biết mình đã chi hoang phí những khoản nào, để có kế hoạch cắt giảm trong tháng sau nếu muốn có dư. Thứ hai, để cắt giảm chi tiêu bạn cần lập ngân sách, ví dụ bạn có thể giới hạn chi mua sắm dưới 3 triệu, tới giữa tháng mà thấy chi hơn 2.5 triệu rồi thì bớt bớt lại há. Thứ ba, việc ghi nhận thu chi mỗi tháng giúp bạn đánh giá được sức khỏe tài chính của mình thông qua tỷ lệ dư, nếu trên 30% thì tình hình tài chính của bạn đang khá là ổn đó. Như vậy, việc ghi nhận thu chi, lập ngân sách và theo dõi tỷ lệ dư sẽ giúp bạn cân đối chi tiêu, gia tăng thặng dư và cả khả năng đạt được mục tiêu trong tương lai rồi đó. # Quản lý tài sản và nợ vay Nếu bạn quản lý chi tiêu hợp lý để tích góp đều đặn, thì sớm muộn tài sản của bạn sẽ lớn lên dần, và chính khối tài sản này sẽ giúp bạn thực hiện những dự định của mình. Tuy nhiên, như một cái cây chờ ngày ra quả ngọt, bạn không thể để nó tự phát triển được, khối tài sản của bạn cần phải được theo dõi định kỳ và chăm bón một cách kỹ lưỡng nha. Để quản lý tài sản hiệu quả, bạn cũng cần phải trị bệnh "mù tài chính" trước, nghĩa là làm gì làm bạn phải biết được chính xác mình đang sở hữu những gì và chúng trị giá bao nhiêu? Đó có thể là "tài sản hữu hình" như con air blade 50 triệu, loại này còn được gọi là "tiêu sản" vì giá trị sẽ giảm đi theo thời gian mà lại còn tốn kém chi phí bảo dưỡng. Đó cũng có thể là "tài sản đầu tư" như 70 triệu mua vàng, hay 100 triệu gửi ngân hàng, loại này sẽ gia tăng theo thời gian nhưng lại không tốn chi phí bảo trì như tiêu sản. Nói tới đây thì bạn đủ hiểu, chính các tài sản đầu tư mới là nền tảng để bạn tích lũy cho các mục tiêu lâu dài, tỷ lệ đầu tư mà trên 30% thì mới gọi là hợp lý. Tuy nhiên, nói tới tài sản là chưa đủ nếu không nhắc tới mặt trái của chúng là những khoản nợ vay dùng để mua những loại tài sản này hoặc đơn giản là để chi tiêu. Đây có thể là 200 triệu vay mua ô tô không lãi, hoặc 1 tỷ vay đầu tư bất động sản với lãi suất 10%/năm, hay chỉ là 10 triệu vay tín chấp lãi 30%/năm để mua con Iphone mới. Dẫu có bao nhiêu khoản vay thì bạn cũng phải để ý tới tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, nếu số này vượt quá xa 30% thì phải sớm có kế hoạch trả nợ để giảm rủi ro nha. Vậy, để mục tiêu khả thi, bạn cần gia tăng tỷ lệ đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng tài sản, đồng thời giữ tỷ lệ nợ an toàn để hạn chế những áp lực tài chính trong tương lai đó. # Xây dựng kế hoạch cho tương lai Tới đây, bạn đã biết mình muốn đi đến đâu là những mục tiêu, bạn đang ở chỗ nào là tài sản đầu tư hiện có, cũng như phương tiện sẽ đưa bạn đến đó là thặng dư hàng kỳ. Cho dễ hiểu, giả sử bạn dự định mua ô tô 500 triệu trong 5 năm nữa, rồi một căn hộ 2.5 tỷ trong 10 năm và tích lũy đủ 10 tỷ để về hưu trong 30 năm tới. Thêm vào đó, bạn thu nhập 240 triệu và chi tiêu 140 triệu/năm, nghĩa là dư 100 triệu mỗi năm, và hiện tại bạn đang có 2 tỷ tiền mặt. Vậy xây dựng kết hoạch tài chính như thế nào? Để đơn giản, giả sử bạn chỉ tích lũy tiền mặt chứ không đầu tư loại hình khác, thì 5 năm sau bạn sẽ có thêm 500 triệu nữa là 2.5 tỷ, mua xe 500 triệu thì còn 2 tỷ. 5 năm sau có thêm 500 triệu nữa là có đúng 2.5 tỷ để mua nhà, xong thì hết tiền. Và 20 năm còn lại bạn cũng tích lũy được có 2 tỷ, vậy là vỡ kế hoạch về hưu. Giờ kế hoạch không khả thi rồi, phải làm sao đây? Thì bạn cần điều chỉnh cho tới khi nào khả thi chứ sao nữa. Chỉnh thì có nhiều hướng khác nhau, bao gồm 3 hướng cơ bản như vầy: Một là chỉnh mục tiêu, có 2 tỷ tích lũy 30 năm nữa được 5 tỷ, vậy thì 3 mục tiêu cộng lại bằng 5 tỷ là chuẩn, ví dụ: Xe 50 triệu, nhà 1.45 tỷ, nghỉ hưu 3.5 tỷ. Hai là tăng thặng dư, có 2 tỷ thì cần tích lũy thêm 11 tỷ trong 30 năm nữa mới đủ cho 3 mục tiêu là 13 tỷ, lấy 11 tỷ chia 30 năm thì phải dư gần 367 triệu/năm. Ba là phải đầu tư, nếu chỉ cần gửi 2 tỷ và 100 triệu dư ra mỗi năm vào ngân hàng với lãi suất 6,3%/năm, thì bạn sẽ có đủ tiền cho cả 3 mục tiêu rồi đó. Nếu cùng kết hợp cả 3 hướng này lại bạn sẽ có một kế hoạch còn tối ưu hơn nữa, tuy nhiên sẽ rất phức tạp mà chỉ có các thuật toán AI mới có thể xử lý được nha # Cái kết Vậy là bạn đã đi qua 4 bước cho 1 kế hoạch tài chính phù hợp rồi đó, từ đặt mục tiêu, cân đối thu chi, quản lý tài sản và nợ, rồi xây dựng và điều chỉnh kế hoạch. Nhìn sơ có vẻ cả quá trình này sẽ ngốn khá nhiều thơi gian đúng không? Không hề! Nếu bạn biết đến những ứng dụng hỗ trợ quản lý gia sản thông qua công nghệ AI thì dễ ẹc hà. Quan trọng là bạn có lo cho tương lai không thôi! Nếu bạn thấy video hữu ích cho bạn bè của mình thì đừng quên để lại bình luận, thích và chia sẻ nha, xin chào và hẹn gặp lại!

Tài chính gia đình
Quản lý tiền

Ông Trump đánh thuế, tương lai bạn sẽ ra sao?

Nhat Tien-13 tháng 4, 2025

Đó giờ nghe thương chiến, chắc bạn chỉ nghĩ tới việc Mỹ và Trung Quốc đánh thuế lẫn nhau như năm 2018, và đó cũng là chuyện ở đâu đâu chả liên quan gì tới bạn đúng không? Chuẩn đó! Nhưng vào ngày 3/4/2025, Trung Quốc không còn cô đơn nữa bởi vì Mỹ đã quyết định đánh thuế tất cả các quốc gia còn lại, và tương lai của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vậy tình hình tài chính, công việc và cuộc sống của bạn trong những năm sắp tới sẽ như thế nào? Hãy cùng Mr. Waza trả lời câu hỏi này nhe! # Thuế là gì? Coi mấy bộ phim thời phong kiến như kiểu Bao Thanh Thiên, thì việc các quan lại, vua chúa đi thu thuế sưu là chuyện bình thường, và thuế thời hiện đại cũng không khác nhiều về mặt bản chất. Trong một xã hội, số ít người có quyền lực nhất thường sẽ có xu hướng tận dụng, thậm chí là lợi dụng công sức, nguồn lực được tạo ra từ số đông người thuộc tầng lớp thấp kém hơn. Nhưng nếu việc khai thác, tận thu nguồn lực này trở nên quá mức thì sẽ dễ dẫn tới sự phản khán từ số đông trên quy mô lớn, hay còn gọi là những cuộc cách mạng, khởi nghĩa. Thế nên nhóm người có quyển lực sẽ phải cân đối giữa những thứ mà họ lấy từ số đông và rủi ro quyền lực này có thể bị lật đổ, từ đó mà thuế sưu cũng được chuẩn hóa. Nhưng điều thú vị ở thời hiện đại là ở chỗ, thuế không chỉ phục vụ cho một mục tiêu duy nhất là giúp người có quyền lực tích lũy của cải càng nhiều càng tốt như ngày xưa. Mà nó còn trở thành công cụ để giúp nhóm người này quản lý xã hội một cách bền vững hơn, ví dụ như điều hành kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường và các chính sách đối ngoại. Thấy khoản cách giàu nghèo quá lớn có thể dẫn tới xung đột, thậm chí là phản động, vậy là có thuế thu nhập cá nhân nhằm phân bỗ lại tiền của người giàu để chăm lo cho người nghèo. Thấy người dân đầu cơ bất động sản quá mức, thế là có thuế tài sản đánh trên miếng đất được bán nhằm hạn chế việc mua đi bán lại mà không tạo ra giá trị gì cho xã hội. Thấy mua siêu xe là lãng phí nguồn lực xã hội, thì đã có thuế nhập khẩu và cả thuế tiêu thụ đặt biệt rất cao được áp lên những loại xe như Lamborghini, Ferrari hay Bugatti. Nói cho đơn giản, chính phủ không thích bạn làm gì, thì sẽ đánh thuế vào đó để hạn chế hành vi của bạn và ngược lại, giảm thuế để khuyến khích bạn làm điều mà họ mong muốn # Thương chiến 1.0 Giờ trở lại với vị tổng thống nhiều tai tiếng Donald Trump, để hiểu rõ hơn về cuộc thương chiến 1.0 mà ông phát động, kể từ lúc vào nhà trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017 nhe. Nếu thấy Trung Quốc xuất khẩu hàng giá rẻ ồ ạc vào thị trường nước nhà, mà các công ty trong nước dù đã giảm giá thê thảm nhưng vẫn không cạnh tranh lại, bạn sẽ làm gi? Nếu thấy phần lớn hàng hóa của quốc gia lại phải mang qua Trung Quốc cho công nhân của họ gia công thay vì để người dân của mình có công ăn việc làm, bạn sẽ làm gì? Và nếu thấy những công ty lớn của Trung Quốc có thể thoải mái sang nước bạn kinh doanh khai thác, nhưng lại hạn chế các công ty lớn của bạn làm điều tương tự thì bạn sẽ làm gì? Đó là những câu hỏi mà ông Trump đã tự vấn trong nhiều năm để rồi đi đến câu trả lời rõ ràng và dứt khoát: Đánh thuế cho tới khi mang lại được sự công bằng cho nước Mỹ! Muốn Trung Quốc không bán giá rẻ? Đánh thuế nhập khẩu thật cao vào hàng hóa của họ, ví dụ như thép lên tới 25%, vậy là hàng Trung Quốc đắt hơn, thành ra cứu được công ty trong nước. Ngược lại, muốn các công ty mang công ăn việc làm về cho người Mỹ? Chỉ cần giảm thuế cho doanh nghiệp từ 35% về 21% với đạo luật "Tax Cuts and Jobs Act" để mời gọi họ về Mỹ. Muốn kinh doanh công bằng hơn? Đơn giản là đưa các công ty của Trung Quốc như Huawei, SMIC hay gần đây là Tiktok vào danh sách đen để có thể hạn chế hoạt động kinh doanh của họ. Và dĩ nhiên Trung Quốc đã phản đòn mạnh mẽ thông qua những động thái tương tự từ đánh thuế lên các loại nông sản của Mỹ cho tới phong tỏa thị trường ảnh hưởng tới Apple hay Boeing. Kết quả là gì? Giao thương toàn cầu bị gián đoạn, giá cả hàng hóa tăng cao, Mỹ không được gì nhiều, Trung Quốc chửng tăng trưởng nhưng được cái không còn phụ thuộc kinh tế nhiều vào Mỹ nữa # Thương chiến 2.0 Trump rời nhà Trắng năm 2021, để lại một mớ hỗn độn cho chính quyền của Joe Biden phải sắp xếp, nhưng cái trớ trêu của chính trị Mỹ là 4 năm sau Trump lại trổi dậy một lần nữa. Nhất quán với tuyên ngôn "America First", thương chiến phiên bản 2.0 lại được kích hoạt vào ngày 3/4/2025 với một bảng thuế dài đăng đẳng cho 180 quốc gia đi kèm là mức thuế suất cao ngất ngưỡng luôn. Ông gọi nó là "thuế đối ứng", hay cho dễ hiểu là thuế trả đủa nhằm ép các quốc gia phải ngồi vào bàn đàm phán để đi đến nhũng thỏa thuận thương mại có lợi nhất cho nước Mỹ. Bảng này cũng dễ hiểu thôi, ai có thặng dư thương mại với Mỹ 10% thì Mỹ đánh thuế lại 10%, ai có thặng dư thương mại nhiều hơn 10% thì Mỹ đánh thuế lại bằng phân nữa số đó. Con số thặng dư của Việt Nam với Mỹ lên tới 90%, nên bị nhận lại một quả thuế tới 46% hơn mức trung bình trước nay chỉ 10 - 20%, đúng là một đòn chí mạng há. Nếu thương chiến 1.0 chỉ làm cho giao thương gián đoạn, thì phiên bản 2.0 có quy mô khủng hơn nhiều lần, và rất có thể sẽ đưa tất cả chúng ta vào một cuộc suy thoái kinh tế mới. Như Trung Quốc đã từng đáp trả ở cuộc thương chiến 1.0, các khu vực kinh tế lớn như EU cùng 180 quốc gia còn lại sẽ có những cách phản khán riêng để bảo vệ lợi ích của mình. Nhưng hãy tưởng tượng, nếu đứa lớn đầu đánh vài đứa nhỏ, chúng sẽ chịu thua, nhưng nếu là một đám có cả trăm đứa nhỏ thì tụi nó sẽ đoàn kết lại và xử luôn đứa to đầu này! Và nếu viễn cảnh này diễn ra với Mỹ, thì một cuộc tổng phản công đánh thuế ngược lại từ các quốc gia nhỏ hơn là hoàn toàn có thể xảy ra nếu họ đồng ý liên minh lại. Và một khi những hàng rào thuế quan được dựng lên khắp mọi nơi thì tương lai sẽ ra sao? Và bạn cần chuẩn bị những gì để có thể sống tốt trong một tương lai bất ổn như vậy? # Chuẩn bị gì cho tương lai bất ổn? Thương chiến xảy ra, các quốc gia tăng thuế để trả đũa lẫn nhau thì hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu cũng trở nên đắt đỏ hơn, từ đó giáng tiếp làm gia tăng lạm phát trong tương lai. Thế nên, bạn hãy chuẩn bị cho một viễn cảnh mà mọi thứ sẽ trở nên đắt đỏ hơn một cách nhanh chóng, và việc làm quen dần với lối sống tối giản là một kỹ năng cần phải có. Việc chỉ chi tiêu cho những thứ thực sự cần thiết sẽ giúp bạn quản lý được ngân sách để có thể duy trì tỷ lệ tiết kiệm hay tỷ lệ dư trên 30% mỗi tháng. Thêm nữa, vì những chính sách bất ổn của ông Trump, tương lai của chúng ta sẽ trở nên khó đoán hơn bao giờ hết, nên việc tích lũy cho tương lai cần phải được thực hiện ngay bây giờ. Nghĩa là, tiền dư ra mỗi tháng nên được ưu tiên đầu tư như gửi ngân hàng, mua vàng hay mua cổ phiếu, để đảm bảo tỷ lệ đầu tư lớn hơn 30% thì mới gọi là an toàn. Rồi bên cạnh cơn bão thương chiến, chúng ta sẽ phải đối mặt với cơn bão thứ hai mang tên AI, nhân tố có thể làm các bạn thất nghiệp trên quy mô lớn trong 5 năm tới. Và thu nhập của bạn sẽ không còn ổn định nữa, thế nên hãy cố gắng giữ tỷ lệ nợ không vượt quá 30%, điều này sẽ cho bạn một tâm thế thoải mái hơn trước những biến động lớn. Mình có làm video chi tiết về 3 con số tài chính quan trọng này, có thể giúp bạn cân bằng hơn trong vấn đề tài chính cá nhân, link nằm ở bên dưới, bạn hãy tìm xem nhé. Link: https://www.youtube.com/watch?v=9JbFWs422TE Sau cùng, bạn có biết ông Trump từ lâu đã muốn sửa "Tu chính án thứ 22", để có thể giữ ghế tổng thống hơn 2 nhiệm kỳ, thậm chí là giữ trọn đời như Putin hay Tập Cận Bình? Mỗi lần Trump làm tổng thống là thế giới đảo lộn, vậy tương lai sẽ ra sao nếu giấc mơ "Hoàng đế trọn đời" của ông trở thành hiện thực? Sẽ còn bao nhiêu cơn bão nữa ở phía trước? # Cái kết Mình dùng câu hỏi mở này để tạm kết thúc ở đây, và sau khi xem xong, bạn hãy giành thời gian suy nghĩ thật sâu sắc về tương lai của bản thân để bắt đầu hành động nhé. Có thể viễn cảnh mình vẽ nên sẽ không tệ tới mức như vậy, nhưng tương lai là điều khó đoán định được chắc chắn 100%, nên việc chuẩn bị, dự phòng trước là không hề thừa đâu. Sau cùng, nếu bạn thấy nội dung này hữu ích cho bạn bè của mình đừng quên để lại bình luận, thích và chia sẻ nhe, xin chào và hẹn gặp lại!

Đầu tư tích lũy
Quản lý tiền

Lãi kép: Cái bẫy của "tự do tài chính"

Nhat Tien-7 tháng 4, 2025

Có thể nói "tự do tài chính" là một giấc mơ đẹp đẽ mà ai cũng muốn đạt được, và ngoài việc tăng thu nhập hay giảm chi tiêu thì chiếc chìa khóa quan trọng nhất chính là: Đầu tư. Tuy nhiên nói đầu tư chung chung là chưa đủ, mà việc đầu tư để tạo ra được lãi kép mới là con đường ngắn nhất để đến đích, vậy bạn đã hiểu đúng bản chất của lãi kép chưa? Và liệu khái niệm này có phù hợp với số đông, hay chỉ mang tính lý thuyết trong các lớp dạy làm giàu? Giờ cùng Mr. Waza tìm hiểu sâu hơn về những gốc khuất của lãi kép nhé! # Lãi kép là gì? Trước khi đi sâu vào vấn đề, hãy để mình nhấn mạnh lại với bạn một sự thật, mà đó giờ có vô số người hay bị lầm tưởng bởi lời rao giảng của những ông thầy dạy làm giàu. Đó là: Albert Einstein chưa bao giờ nói "Lãi kép là kỳ quan thứ tám của thế giới", việc truyền tai nhau câu nói này phản ánh những niềm tin mù quán thiếu kiểm chứng của đa số chúng ta. Và niềm tin mù quán kiểu vậy cũng hoàn toàn tương tự đối với khái niệm "lãi kép" trong bản kết hoạch vĩ đại, vạch ra con đường trải đầy hoa hồng để chinh phục sự "tự do tài chính". Vậy thực tế, lãi kép được hiểu như thế nào? Tưởng tượng đầu năm bạn gửi ngân hàng 100 triệu với lãi suất 10%/năm, thì cuối năm bạn sẽ có thêm 10 triệu tiền lời, tính cả 100 triệu ban đầu thì tổng cộng bạn đang có 110 triệu. Nếu mỗi cuối năm bạn đều rút ra 10 triệu để đi du lịch, thì số tiền bạn gửi trong ngân hàng chỉ dừng lại đúng con số 100 triệu, vì lời bao nhiêu thì đã rút ra hết rồi. Đó được gọi là lãi đơn, và lãi kép thì khác biệt duy nhất ở chỗ, thay vì rút 10 triệu ra thì bạn vẫn tiếp tụi gửi ngân hàng để lấy lãi trên chính phần lãi này. Nghĩa là sang năm tiếp theo, không chỉ 100 triệu ban đầu sinh ra thêm 10 triệu tiền lời mới, mà 10 triệu tiền lời được giữ lại cũng tiếp tục sinh ra thêm 1 triệu tiền lời con nữa. Vậy là thay vì bạn chỉ có 120 triệu trong trường hợp lãi đơn, thì bây giờ bạn có 121 triệu nhờ việc tiếp tục gửi tiền lãi, để lãi mẹ sinh lãi con trong tường hợp của lãi kép. Tới đây có thể bạn sẽ nói: Đầu tư ăn lãi kép mà thêm được có 1 triệu thì thôi rút ra đi du lịch sướng hơn. Nhưng chờ đã, giờ mới tới phần ảo diệu của lãi kép nè! # Những ảo tưởng về "lãi kép" Hãy nhìn bảng tính lãi kép thường thấy trong các lớp dạy làm giàu nhe, 100 triệu để 2 năm được có 121 triệu, nhưng 10 năm thì lên gần 260 triệu, còn 30 năm thì có luôn 1,7 tỷ. Với 100 triệu ban đầu mà ăn lãi 10% đều đều thì sớm muộn cũng giàu thấy chưa! Nhưng mà chờ đã, hình như có gì đó sai sai ở đây thì phải! **Thứ nhất**, việc có được lợi suất đều 10%/năm liên tục trong 30 năm là một điều hết sức hoang đường, ngay cả gửi trái phiếu chính phủ là an toàn nhất vẫn không có được sự ổn định này. Còn đụng tới những loại hình rủi ro hơn như cổ phiếu thì biến động này còn khủng khiếp dữ nữa, có năm lời gần 40 - 50% thì cũng có đoạn bay luôn 30 - 40% là chuyện thường. **Thứ hai**, nói lãi kép nhưng cũng có lãi kép this, lãi kép that. Gửi ngân hàng 100 triệu lãi suất có 5%/năm thì tận 30 năm sau cũng chỉ có hơn 400 triệu, tăng 4 lần thì cũng ham. Nhưng giá cả hàng hóa một năm tăng 4 - 5% theo lạm phát, thì tính ra 400 triệu này của 30 năm tới cũng không mua thêm được bao nhiêu hàng hóa so với 100 triệu ở hiện tại. **Thứ ba**, thấy lãi thấp quá thì lại tìm tới những kênh có lãi suất cao hơn như cổ phiếu hoặc thậm chí là crypto, thì giấc mơ "lãi kép" sẽ sớm chuyển thành một cơn ác mộng thực sự. Nhìn giá bitcoin đi bạn sẽ thấy, trong đà giảm từ 60k đô về 20k là bay gần 70%, thì chắc bạn đã hoảng loạn chạy mất dép giữa đường rồi chứ ở đó mà chờ có lãi kép há. **Thứ tư**, để đạt được những con số trong bảng lãi kép, bắt buộc bạn không được chạm tới số tiền đầu tư, thế tự nhiên gia đình có biến cố và cần rút tiền để trang trải thì sao? Thì giấc mơ lãi kép cũng vỡ vụng luôn chứ sao nữa. Vậy đó, chính những điều không thực tế nói trên đã cho bạn thấy công cụ lãi kép đã quá lỗi thời rồi đúng không? # Một góc nhìn khác về lãi kép Vậy thực tế lãi kép nên được hiểu thế nào cho đúng? Trước tiên, khi nói về lãi kép là nói tới lợi suất trong tương lai của một khoản đầu tư, bao gồm giá trị ban đầu và tiền lãi được sinh ra từ hoạt động tái đầu tư liên tục. Mà đã là chuyện của tương lai, thì không thể nào nói trước được chắc chắn việc đầu tư vào một kênh nào đó sau 1 năm, bạn sẽ lời 15%, 30%, hay thậm chí lỗ 50%. Thế nhưng trong thế giới tài chính lại có một công cụ đặt biệt có thể giúp chúng ta đưa ra các dự báo về lợi suất trong tương lai đáng tin cậy, được gọi là: Xác suất thống kế. Ví dụ, bằng cách tính toán lợi suất đầu tư trong một năm ở nhiều thời điểm khác nhau của toàn bộ lịch sử giá cổ phiếu, bạn sẽ biết được số lần có lời và số lần thua lỗ. Cụ thể nếu bạn chia đều tiền đầu tư vào 10 tài khoản khác nhau, thì với phương pháp ướt tính xác suất vừa rồi, khả năng cao bạn sẽ có 6 tài khoản lời và 4 tài khoản lỗ. Và nếu khảo sát chi tiết hơn với gần 300 thời điểm đầu tư khác nhau trong quá khứ, bạn thậm chí có thể tính toán được xác suất cho từng khung lợi suất khác nhau như trong bảng này. Và từ giờ trở đi, bạn sẽ không còn nhìn lãi kép như một con số cố định nữa, mà nó là tập hợp của nhiều con số lời lỗ khác nhau với khả năng xảy ra tương ứng. Cũng giống những vũ trụ song song, mà ở đó, có vũ trụ bạn sẽ lời 30%/năm trong 5 năm liên tiếp, nhưng cũng có vũ trụ mà bạn lỗ 70% ở năm thứ 3 rồi nghỉ đầu tư luôn. Thế nên từ giờ hãy quên đi bức tranh lãi kép màu hồng vẫn thường được rao giảng đi nhe bạn, thế giới thực tế nó phức tạp hơn nhiều! Vậy làm cách nào để đầu tư cho hiệu quả? # Phương pháp tối ưu để có lãi kép Ở một thế giới mà lợi suất đầu tư biến động khó đoán, việc chỉ nắm duy nhất một loại hình đầu tư sẽ làm cho tài sản của bạn biến động tương đối lớn. Ví dụ mua cổ phiếu năm 2022, đầu tư 1,5 tỷ thì 1 năm sau chỉ còn 900 triệu, khả năng cao bạn sẽ bị áp lực rồi bán trong hoãn loạn, thì sức mạnh lãi kép cũng tan biến. Nhưng điều thú vị nằm ở chỗ, nếu nhìn qua lợi suất của thị trường trái phiếu bạn sẽ thấy những lúc lợi suất cổ phiếu suy giảm thì lợi suất trái phiếu lại tăng và ngược lại. Điều này hàm ý, nếu bạn phân bổ cả cổ phiếu và trái phiếu với một tỷ lệ hợp lý, thì bạn sẽ được một mức lợi suất trung bình cao hơn trái phiếu nhưng ổn định hơn cổ phiếu. Đây cũng chính là ý tưởng về "chiếc chén thánh" trong đầu tư mà nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio có nói tới, khi tài sản phân bổ càng đa dạng thì rủi ro chung sẽ được tiết giảm. Tuy nhiên, đa dạng hóa là chưa đủ, bởi vì sẽ có những giai đoạn một loại tài sản nào đó tăng trưởng vượt trội hơn những cái còn lại và bạn cần ưu tiên cho tài sản này. Mô hình "đồng hồ đầu tư" là một chỉ dẫn hiệu quả cho chiến lược tìm kiếm những loại tài sản được hưởng lợi và có lợi suất vượt trội trong từng chu kỳ kinh tế. Ví dụ khi nền kinh tế phục hồi như hiện tại, bạn có thể giảm tỷ trọng trái phiếu và tăng cổ phiếu, nhưng khi tăng trưởng nóng với lạm phát cao bạn lại nên nắm hàng hóa như vàng. Rồi khi kinh tế đình trệ, bạn cần ưu tiên nắm giữ nhiều tiền mặt và rồi lại chuyển qua ưu tiên trái phiếu khi kinh tế đi vào suy thoái, chu kỳ cứ thế xoay chuyển và lập lại. Việc đa dạng hóa và phân bổ theo các chu kỳ, sẽ giúp bạn giữ được một mức lợi suất ổn định và tối ưu nhất để có thể duy trì được mức lãi kép bền vững trong dài hạn # Cái kết Bạn thấy đó, kế hoạch gia tăng tài sản thông qua lãi kép không phải là bất khả thi, tuy nhiên nó đòi hỏi bạn phải hiểu được bản chất khó đoán của lợi suất trong tương lai. Hiểu biết này là nền tảng để bạn có thể bắt đầu các chiến lược phân bổ tài sản của mình một cách tối ưu hơn, thay vì chỉ đánh cược vào một loại tài sản duy nhất. Sau cùng, bạn đừng quên để lại bình luận, thích và chia sẻ cho bạn bè nếu thấy nội dung này hữu ích cho họ nhé, xin chào và hẹn gặp lại!

Quản lý tiền

3 con số nói lên mức độ giàu có THỰC SỰ của bạn

Nhat Tien-30 tháng 3, 2025

Nói tới giàu có thì chắc bạn chỉ nghĩ tới người có nhiều tiền thôi đúng không? Nói vậy thì có lẻ các nhà sư là những người nghèo nhất xã hội rồi vì họ đã buôn bỏ tất cả. Nhưng cái lạ ở đây là họ lại an yên, ung dung tự tại và hạnh phúc hơn rất nhiều, điều mà phần lớn những người có tiền như bạn cũng phải ao ướt đó. Vậy liệu số tiền và tài sản của bạn có quyết định mức độ giàu có thực sự của bản thân hay không? Cùng Mr. Waza đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhe! # Tỷ lệ dư: Thu nhập cao có phải là giàu? Để hiểu con số đầu tiên nói lên sự giàu có thực sự của bạn, hãy tưởng tượng bạn đang ở trong hoàng cảnh sau đây: Bạn là một giám đốc kinh doanh, lương tháng tận 50 triệu, nói tới số này ở Việt Nam thì ai cũng phải trầm trồ và ganh tị, và dĩ nhiên bạn được xem là người giàu có rồi đó. Nhưng sau sự hào nhoáng này, họ đâu biết bạn phải chi gần 45 triệu một tháng để thuê chung cư cao cấp, đi du lịch nước ngoài, tiệc tùng bar pub, sắm sửa quần áo, túi sách sang trọng. Nhìn qua người bạn, lương tháng có 15 triệu thôi, nhưng thuê nhà cơ bản, ăn uống giản đơn nên chỉ tốn có 10 triệu, nghĩa là cũng dư 5 triệu như bạn nhưng cuộc sống lại rất thoải mái. Nếu so ra thì cả hai đều dư 5 triệu, nhưng với thói quen chi tiêu buôn thả của bạn thì chỉ cần bất ngờ tăng thêm 10% là 4,5 triệu, thì xem như tháng đó chỉ còn dư 500k. Trong khi đó, vì có thói quen chi tiêu tối giản nên khi chi phí đột nhiên tăng thêm 10%, anh bạn kia chỉ tốn thêm có 1 triệu, nghĩa là mỗi tháng vẫn còn dư 4 triệu ngon lành. Rõ ràng người dư ra 5 triệu trên tổng thu nhập 15 triệu sẽ có cuộc sống thư thả hơn rất nhiều so với người có cùng số dư này trên tổng thu nhập lên tận 50 triệu đúng không? Thu nhập của bạn lớn hơn gấp 3 lần so với anh kia, nhưng tỷ lệ dư 5 tr trên 50 triệu là 10% thì vẫn không là gì so với 33% của 5 triệu trên 15 triệu à. Người Việt tiết kiệm trung bình quanh 30 - 33%, nhưng sau đại dịch, chúng ta trở nên thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu, và con số này đã tăng lên hơn 37% tính đến cuối năm 2024. Giờ dừng lại và tính thử tỷ lệ dư của bạn xem, nếu nó lớn hơn mặt bằng chung quanh 30% thì xin chúc mừng, bạn có thể được xem là một người giàu đích thực rồi đó! # Tỷ lệ nợ: Tài sản nhiều có phải là sang? Giờ cùng khám phá con số thứ hai nói lên sự giàu có thực sự của bạn nhé, lại cùng tưởng tượng bạn đang ở trong hoàng cảnh sau: Bạn có vợ đẹp con ngoan, sở hữu một căn biệt thự 10 tỷ cùng con Mercedes 3 tỷ, tính tổng tài sản sơ sơ 13 tỷ như vậy thôi thì chắc không ai dám nói bạn nghèo đâu. Nhưng mà hỏi ra thì mới biết, căn nhà 10 tỷ nhưng trong đó vay ngân hàng hết 3 tỷ, rồi vay gia đình 2 bên nội ngoại thêm 2 tỷ nữa thì tổng cộng là nợ 5 tỷ. Tính riêng vay ngân hàng 3 tỷ thôi, trả đều trong 20 năm với lãi suất 10%/năm, thì đoạn đầu mỗi năm cũng phải trả sơ sơ gần 40 triệu / tháng rồi, nghe là thấy áp lực rồi há? Còn chiếc xe thì sao? Mua 3 tỷ thì trong đó đã vay 1 tỷ, làm phép toán tương tự như vay mua nhà nhưng phải trả trong 5 năm thì đoạn đầu mỗi tháng đã phải trả 25 triệu. Vậy là để sở hữu được khối tài sản 13 tỷ bề thế như trên thì mỗi tháng bạn đã phải gánh một khoản trả nợ hơn 60 triệu, vài năm sau thì có thể còn 30 - 40 triệu. Cuộo sống bình thường thu nhập cao thì mọi thứ vẫn ổn, nhưng suy thoái kinh tế xảy ra, thu nhập bạn suy giảm thì những khoản nợ này sẽ thành một gánh nặng khủng khiếp lên gia đình bạn. Nếu vậy thì cuộc sống có thoải mái hơn không nếu bạn chỉ mua một căn chung cư cao cấp 7 tỷ và chiếc xe 2 tỷ thôi, để không phải gánh bất cứ khoản vay nào từ ngân hàng? Một cuộc sống xa hoa nhưng tỷ lệ nợ cao gần 50% như gia đình bạn thì có thực sự thoải mái so với trường hợp không vay ngân hàng với tỷ lệ nợ chỉ khoản 20% không? Vậy đó, tài sản nhiều chưa chắc đã sướng đâu, giờ tính xem tỷ lệ nợ bằng tổng nợ chia tổng tài sản của bạn là bao nhiêu há, nếu dưới 30% thì bạn thực sự giàu có rồi đó! # Tỷ lệ đầu tư: Tài sản ít có phải là nghèo? Tới con số thứ ba cho biết bạn có thực sự giàu có không nè, giờ hãy nhìn qua anh hàng xóm nhà đối diện của bạn nhe. Anh này ở nhà cấp 4 thôi, tiền xây dựng tổng cộng chỉ quanh 2 tỷ, đi con xe máy air blade giá chưa tới 50 triệu, ăn mặt thì đơn giản, thậm chí nhiều lúc có vẻ xoàng xĩnh. So với căn biệt thự 10 tỷ và con xe 3 tỷ của bạn thì ảnh lép vế, vì những tài sản hữu hình thường bị lầm tưởng với sự giàu có, nhưng bản chất chúng lại là tiêu sản Trong quyển "Cha giàu - Cha nghèo" của Robert Kiyosaki có nói rất rõ về các loại tiêu sản này, giá trị của chúng không chỉ hao mòn theo thời gian, mà lại tốn kém để bảo trì bảo dưỡng. Trở lại với anh hàng xóm, hỏi ra thì mới biết ảnh cũng có 2 tỷ gửi ngân hàng giống như bạn luôn, ngoài ra cả hai cũng không đủ gan để đầu tư vào những loại hình nào khác. Nếu lãi suất là 5% thì 2 tỷ sẽ đẻ ra 100 triệu tiền lời hằng năm, tương đương với việc tạo ra thu nhập thụ động hơn 8 triệu mỗi tháng rồi đó. Nhưng vì tiêu sản của ảnh khá khiêm tốn, nên mỗi tháng tiền tu bỗ tính cả chi phí vận hành như điện, nước, tiền xăng cũng chưa tới 1 triệu, nghĩa là ảnh còn dư hơn 7 triệu. Còn căn biệt thự với chiếc ô tô của bạn nếu tính cho các chi phí tương tự, thì mỗi tháng có thể ngốn tới 3-4 triệu là chuyện bình thường, nghĩa là bạn chỉ còn dư hơn 4 triệu. Bạn thấy đó, tiêu sản quá nhiều sẽ làm cho tỷ lệ đầu tư bằng tài sản đầu tư chia cho tổng tài sản của bạn giảm đi, ảnh hưởng luôn đến khả năng tích lũy dài hạn của bạn. Tỷ lệ đầu tư của bạn có 13%, trong khi của ảnh tới 50% là bạn hiểu rồi đó, vậy tỷ lệ đầu tư thực tế của bạn đang là bao nhiêu? Nếu trên 30% thì bạn giàu rồi đó! # Bức tranh tài chính ghép lại từ 3 con số Giờ hãy cùng nhìn lại bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cá nhân của bạn với ba con số quan trọng nhất là: Tỷ lệ dư, tỷ lệ nợ và tỷ lệ đầu tư nha. **Bài học đầu tiên** có thể rút ra đó là: Sự giàu có đúng nghĩa không nằm ở số tiền hay giá trị tài sản tuyệt đối bạn sở hữu, mà lại là ở 3 con số tương đối kia Thu nhập có cao bao nhiêu mà không biết kiểm soát thói quen chi tiêu để tỷ lệ dư quá thấp, thì cũng sẽ dễ gặp áp lực tài chính vì phải chi trả cho những việc đột xuất. Tài sản có hào nhoáng bao nhiêu nhưng phần lớn có được từ tiền đi vay làm cho tỷ lệ nợ quá cao, thì gánh nặng trả nợ sẽ rất lớn, đặt biệt khi suy thoái kinh tế xảy ra. Tiền có nhiều cở nào mà chỉ để tích góp mua tiêu sản thì tỷ lệ đầu tư sẽ rất thấp, điều này sẽ bào mòn khả năng tạo ra dòng tiền đầu tư để tích lũy trong dài hạn, **Bài học thứ hai** để bạn có thể đánh giá tình trạng tài chính ngay bây giờ: Là so sánh 3 tỷ lệ nói trên với con số 30%, để biết bản thân có đang đi đúng hướng hay không. Một trạng thái tài chính cân bằng sẽ có tỷ lệ dư và tỷ lệ đầu tư trên 30%, đi cùng với tỷ lệ nợ nằm dưới con số này, nhưng phải chú ý ở **bài học thứ ba** nè. Việc cố gắng đẩy tỷ lệ dư hoặc tỷ lệ đầu tư lên quá cao nhưng lại phải hy sinh quá nhiều sự thoải mái và tiện lợi trong cuộc sống cũng không hẳng là tốt. Ngược lại, tránh né việc dùng nợ để giữ tỷ lệ nợ thấp, mà làm mất đi cơ hội mua được tài sản cần thiết cho cuộc sống, hoặc bỏ lở cơ hội đầu tư cũng không hề hợp lý. Nói chung trước khi có những phân tích sâu hơn cho trạng thái tài chính của riêng bạn, việc giữ các tỷ lệ quanh 30% là dễ nhớ, dễ thực hiện và câng bằng nhất rồi đó. # Cái kết Vào tháng 4/2013, tờ báo nỗi tiếng The Economist đã đăng một bài viết làm thay đổi hoàn toàn góc nhìn của chúng ta về mối quan hệ giữa thu nhập hàng năm và mức độ hạnh phúc. Biểu đồ này cho thấy, tiền cũng mang lại hạnh phúc đó, nhưng tiền càng nhiều thì mức độ hạnh phúc mang lại sẽ ít dần, vì rõ ràng tiền không phải là cội nguồn sau cùng của hạnh phúc. Bạn có nghĩ vậy không? Hãy để lại góc nhìn thông qua việc bình luận, sau cùng đừng quên thích và chia sẻ với bạn bè của mình nếu thấy hữu ích nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!